Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp

Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng; Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng trao Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân có thành tích trong công tác từ năm 2010-2014
Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại quá trình xây dựng và phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam và ngành Nông nghiệp tỉnh nhà.
Tháng 10.1975, UBND tỉnh Nghĩa Bình đã quyết định thành lập Ty Nông nghiệp, Ty Lâm nghiệp, Ty Thủy lợi và Ty Thủy sản; năm 1982 đổi tên thành Sở NN&PTNT Nghĩa Bình và năm 1996, UBND tỉnh quyết định thành lập Sở NN&PTNT.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; đầu tư phát triển các giống cây trồng, vật nuôi;
Sắp xếp, nâng cao năng lực các tổ hợp tác; giao đất, giao rừng cho người dân; đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; hình thành các cánh đồng sản xuất tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế…
Đáng chú ý, từ năm 2001 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh bình quân hàng năm đạt 5,1%, sản lượng lương thực hàng năm tăng 6%, tỷ lệ bò lai trên 75%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,9%.
Trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đánh giá cao đóng góp của ngành Nông nghiệp tỉnh đối với với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
Đồng thời, yêu cầu ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai và đầu tư phát triển sản xuất trên các lĩnh vực; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…;
Xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 3,5-4%.
Sở NN&PTNT cũng cần phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình Xây dựng nông thôn mới…
Dịp này, 11 cá nhân có thành tích trong công tác của ngành Nông nghiệp từ năm 2010-2014 đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
1 tập thể, 9 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT; 253 cá nhân nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp NN&PTNT.
UBND tỉnh cũng tặng Cờ thi đua đơn vị hoàn thành tiêu biểu xuất sắc nhiệm vụ năm 2015 cho Sở NN&PTNT.
Có thể bạn quan tâm

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.

Với ý chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Trần Văn Lãng ở xóm 12, xã Kim Định (huyện Kim Sơn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả kinh tế cao với trên 200 triệu đồng/vụ.

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.

Khu chuyển đổi rộng 3.600 m2 của gia đình ông Đào Đình Tuy ở thôn An Cư, xã Nghĩa An (Ninh Giang - Hải Dương) được quy hoạch khá đẹp mắt.