Ký Kết Toàn Diện Về Phát Triển Cây Cao Su Ở Các Tỉnh Phía Bắc

Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo thỏa thuận được ký kết, thời gian góp đất ít nhất là 1 chu kỳ sản xuất cao su 27 năm. Người góp đất nếu đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng vào làm công nhân của các công ty cao su và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động.
Khi cây cao su có sản phẩm, người góp đất sẽ được chia sản phẩm tối thiểu là 10% trên sản lượng vườn cây và được công ty mua theo giá thống nhất với cơ quan quản lý giá của địa phương ban hành định kỳ.
Trước đó, tập đoàn công nghiệp cao su đã thành lập thêm công ty cao su Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo kế hoạch, đến năm 2020 tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sẽ nâng diện tích cây cao su tại Điện Biên lên con số 20.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Có kích thước, hình dáng và màu sắc giống như trái chanh vàng, những trái bí đao chanh siêu lạ đang là "đối tượng" được các bà nội trợ ra sức lùng mua.

Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời.

8 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, bà Trần Thị Nhường ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ.

Với việc phục tráng thành công giống đậu nành thuần chủng Cư Jút, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ ngày nhiều gia đình trong bản T.P (thuộc một xã vùng cao của tỉnh V) chuyển sang làm kinh tế trang trại VAC với quy mô lớn, thì sự khá giả cũng đến nhanh trông thấy.