Ký Kết Toàn Diện Về Phát Triển Cây Cao Su Ở Các Tỉnh Phía Bắc

Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo thỏa thuận được ký kết, thời gian góp đất ít nhất là 1 chu kỳ sản xuất cao su 27 năm. Người góp đất nếu đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng vào làm công nhân của các công ty cao su và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động.
Khi cây cao su có sản phẩm, người góp đất sẽ được chia sản phẩm tối thiểu là 10% trên sản lượng vườn cây và được công ty mua theo giá thống nhất với cơ quan quản lý giá của địa phương ban hành định kỳ.
Trước đó, tập đoàn công nghiệp cao su đã thành lập thêm công ty cao su Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo kế hoạch, đến năm 2020 tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sẽ nâng diện tích cây cao su tại Điện Biên lên con số 20.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Một dấu hỏi đặt ra là nông sản Việt yếu đến cỡ nào khi mới đây có thông tin giá xuất khẩu chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới. Phải chăng có nhiều yếu tố cộng dồn trong chuyện này?

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân bao năm cứ mải lo cho sản xuất. Doanh nghiệp muốn thu gom hàng nhưng không mua được trực tiếp của nông dân. Việc tiêu thụ nông sản vẫn lệ thuộc vào thương lái.

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nhiên hiện nay, giá cá đang giảm khiến người nuôi lo lắng.