Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Với ưu thế trên, hiện nay huyện đã xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn”, vùng lúa cao sản, vùng trọng điểm lương thực quy mô 550-600 ha tại các xã Đắk D’rô, Nam Đà, Buôn Choáh và Đức Xuyên. Một số diện tích lúa cạn cũng được duy trì với quy mô hợp lý trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã trong huyện.
Thời gian qua, với mô hình “cánh đồng mẫu lớn” chuyên canh lúa nước tại xã Buôn Choáh trong cả hai vụ đông xuân và hè thu khoảng 100 ha đã tạo ra vùng sản xuất tập trung.
Trong quá trình sản xuất, người dân được hướng dẫn áp dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sử dụng các công nghệ vi sinh để xử lý đất, phòng trừ sâu bệnh, nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 11,5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất lúa ngoài mô hình mẫu.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” còn được triển khai thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap (sản xuất sạch), từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm gạo Buôn Choáh. Phát huy những kết quả đạt được, trong vụ đông xuân 2014-2015 này, huyện cũng đang triển khai mở rộng diện tích “cánh đồng mẫu lớn” tại thôn Nam Tiến lên khoảng 90 ha.
Đối với cây ngô, từ năm 2012, huyện đã triển khai thí điểm mô hình trồng ngô giống F1 với diện tích 0,2 ha trên địa bàn xã Đức Xuyên, kết quả đạt 8 tấn/ha. Qua đánh giá điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng các xã ven sông Krông Nô cơ bản phù hợp, năm 2013, huyện đã vận động nông dân tổ chức sản xuất cây ngô giống F1 với quy mô lớn đạt diện tích hơn 35 ha, năng suất đạt 5,6 tấn/ha.
Còn trong vụ đông xuân 2014-2015 này, huyện tiếp tục triển khai sản xuất 55 ha ngô giống lai F1 tại địa bàn các xã Đức Xuyên, Buôn Choáh, Đắk Nang. Trong đó, sản xuất tập trung tại xã Đức Xuyên 50 ha, gồm 2 ha giống ngô 8411 và 8416; các xã còn lại triển khai sản xuất thí điểm mỗi xã 2,5 ha.
Hiện nay, Công ty TNHH CP hạt giống Việt Nam đã ký hợp đồng với các hộ dân tại các xã xuống giống xong, cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, cây khoai lang, một số loại đậu đỗ... cũng được triển khai xây dựng mô hình, kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nhân rộng ra các vùng trên địa bàn.
Theo ông Đỗ Doãn Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì theo kế hoạch, năm 2015, dự kiến diện tích gieo trồng lúa của huyện là 5.392 ha, sản lượng 31.660 tấn; cây ngô: 15.550 ha, sản lượng 108.850 tấn.
Dựa vào điều kiện đất đai cũng như trình độ canh tác ngày càng cao của nông dân, huyện đã quy hoạch các vùng chuyên canh với diện tích lớn, xây dựng hạ tầng kèm theo để thúc đẩy sản xuất cây lương thực theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, huyện cũng đang xúc tiến xây dựng thương hiệu để tăng giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định và hình thành ngành công nghiệp chế biến.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/krong-no-thuc-day-san-xuat-cay-luong-thuc-theo-huong-nong-nghiep-cong-nghe-cao-36425.html
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.