Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Với ưu thế trên, hiện nay huyện đã xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn”, vùng lúa cao sản, vùng trọng điểm lương thực quy mô 550-600 ha tại các xã Đắk D’rô, Nam Đà, Buôn Choáh và Đức Xuyên. Một số diện tích lúa cạn cũng được duy trì với quy mô hợp lý trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã trong huyện.
Thời gian qua, với mô hình “cánh đồng mẫu lớn” chuyên canh lúa nước tại xã Buôn Choáh trong cả hai vụ đông xuân và hè thu khoảng 100 ha đã tạo ra vùng sản xuất tập trung.
Trong quá trình sản xuất, người dân được hướng dẫn áp dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sử dụng các công nghệ vi sinh để xử lý đất, phòng trừ sâu bệnh, nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 11,5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất lúa ngoài mô hình mẫu.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” còn được triển khai thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap (sản xuất sạch), từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm gạo Buôn Choáh. Phát huy những kết quả đạt được, trong vụ đông xuân 2014-2015 này, huyện cũng đang triển khai mở rộng diện tích “cánh đồng mẫu lớn” tại thôn Nam Tiến lên khoảng 90 ha.
Đối với cây ngô, từ năm 2012, huyện đã triển khai thí điểm mô hình trồng ngô giống F1 với diện tích 0,2 ha trên địa bàn xã Đức Xuyên, kết quả đạt 8 tấn/ha. Qua đánh giá điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng các xã ven sông Krông Nô cơ bản phù hợp, năm 2013, huyện đã vận động nông dân tổ chức sản xuất cây ngô giống F1 với quy mô lớn đạt diện tích hơn 35 ha, năng suất đạt 5,6 tấn/ha.
Còn trong vụ đông xuân 2014-2015 này, huyện tiếp tục triển khai sản xuất 55 ha ngô giống lai F1 tại địa bàn các xã Đức Xuyên, Buôn Choáh, Đắk Nang. Trong đó, sản xuất tập trung tại xã Đức Xuyên 50 ha, gồm 2 ha giống ngô 8411 và 8416; các xã còn lại triển khai sản xuất thí điểm mỗi xã 2,5 ha.
Hiện nay, Công ty TNHH CP hạt giống Việt Nam đã ký hợp đồng với các hộ dân tại các xã xuống giống xong, cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, cây khoai lang, một số loại đậu đỗ... cũng được triển khai xây dựng mô hình, kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nhân rộng ra các vùng trên địa bàn.
Theo ông Đỗ Doãn Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì theo kế hoạch, năm 2015, dự kiến diện tích gieo trồng lúa của huyện là 5.392 ha, sản lượng 31.660 tấn; cây ngô: 15.550 ha, sản lượng 108.850 tấn.
Dựa vào điều kiện đất đai cũng như trình độ canh tác ngày càng cao của nông dân, huyện đã quy hoạch các vùng chuyên canh với diện tích lớn, xây dựng hạ tầng kèm theo để thúc đẩy sản xuất cây lương thực theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, huyện cũng đang xúc tiến xây dựng thương hiệu để tăng giá trị sản phẩm, tạo đầu ra ổn định và hình thành ngành công nghiệp chế biến.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/krong-no-thuc-day-san-xuat-cay-luong-thuc-theo-huong-nong-nghiep-cong-nghe-cao-36425.html
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, 10 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa... RAT hiện có hơn 80 cửa hàng bán và khoảng 180 điểm bán tại các siêu thị.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đề cập đến các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển xa, cho biết: Đến nay, cả nước có gần 6.200 tàu cá đăng ký và được phê duyệt đủ điều kiện hoạt động trên các vùng biển xa.

Chiều 8-6, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ… đang bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân giảm được khá nhiều về chi phí đầu tư, đồng thời tăng được năng suất lúa. Theo dự kiến, với khoảng 1,7 triệu ha lúa hè thu năm 2014, toàn vùng ĐBSCL sẽ thu về từ 7- 8 triệu tấn lúa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.