Krông Nô, Nông Dân Lại Ồ Ạt Trồng Sắn

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.
Hiện nay, việc người dân đổ xô lấn, chiếm dụng đất rừng ngày càng nhiều, nhất là ở các xã lâm phần, khu bảo tồn… Qua kiểm tra, rà soát, các ngành chức năng của huyện đã phát hiện có tới trên 4.546 ha rừng và đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm trái phép.
Trước tình trạng diện tích sắn trên địa bàn huyện liên tục tăng cao, theo UBND huyện Krông Nô thì địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn bà con không nên trồng sắn ồ ạt, nhưng xem ra kết quả của những việc làm trên đều không như mong đợi.
Bởi trước thực tế về điều kiện sản xuất ở những khu vực nương rẫy hẻo lánh, điều kiện đi lại vận chuyển khó khăn và sự thích ứng của loại cây trồng “dễ tính” này nên để làm thay đổi cách nghĩ của người trồng sắn hiện nay là vấn đề rất nan giải.
Do đó, để kìm hãm việc tăng diện tích sắn, các cấp, ngành chức năng của huyện cần phải vào cuộc quyết liệt hơn và có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn ngăn chặn triệt để nạn phá rừng làm nương rẫy, tích cực giới thiệu, hỗ trợ người dân áp dụng hiệu quả các loại giống cây trồng mới như lúa, ngô, đậu đỗ… cho năng suất, chất lượng cao, để canh tác ổn định, hợp lý trên đồng đất của mình nhằm từng bước đưa cây sắn phát triển ổn định theo quy hoạch của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.

Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An) hiện có gần 11 ha ngao thương phẩm. Tính đến ngày 12/8, khoảng 100 tấn ngao thương phẩm của người dân trên địa bàn huyện bị chết, gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
Ngày 08 đến ngày 10 tháng 08 năm 2015, tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn kỹ thuật, thăm quan mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP.