Krông Nô, Nông Dân Lại Ồ Ạt Trồng Sắn

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.
Hiện nay, việc người dân đổ xô lấn, chiếm dụng đất rừng ngày càng nhiều, nhất là ở các xã lâm phần, khu bảo tồn… Qua kiểm tra, rà soát, các ngành chức năng của huyện đã phát hiện có tới trên 4.546 ha rừng và đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm trái phép.
Trước tình trạng diện tích sắn trên địa bàn huyện liên tục tăng cao, theo UBND huyện Krông Nô thì địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn bà con không nên trồng sắn ồ ạt, nhưng xem ra kết quả của những việc làm trên đều không như mong đợi.
Bởi trước thực tế về điều kiện sản xuất ở những khu vực nương rẫy hẻo lánh, điều kiện đi lại vận chuyển khó khăn và sự thích ứng của loại cây trồng “dễ tính” này nên để làm thay đổi cách nghĩ của người trồng sắn hiện nay là vấn đề rất nan giải.
Do đó, để kìm hãm việc tăng diện tích sắn, các cấp, ngành chức năng của huyện cần phải vào cuộc quyết liệt hơn và có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn ngăn chặn triệt để nạn phá rừng làm nương rẫy, tích cực giới thiệu, hỗ trợ người dân áp dụng hiệu quả các loại giống cây trồng mới như lúa, ngô, đậu đỗ… cho năng suất, chất lượng cao, để canh tác ổn định, hợp lý trên đồng đất của mình nhằm từng bước đưa cây sắn phát triển ổn định theo quy hoạch của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Những cây cam, cây quýt đeo trái lúc lỉu chênh vênh trên những sườn đồi cao, xếp thành hàng, thành lối. Giữa vùng sâu Đạ Sar có một trang trại trồng cam quýt đặc sản, vừa mang lại thu nhập cao, vừa cung cấp cho Đà Lạt những trái cam, quýt ngon, sạch, như quýt Tích Giang, cam Canh, cam Vinh, cam giống Mỹ

Do đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao lại dễ canh tác nên giống lúa IR 50404 thời gian qua được bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL ưa chuộng. Tuy nhiên, qua thời gian, giống lúa này đã biểu hiện nhiều nhược điểm như ít kháng sâu bệnh, thân cây yếu, dễ bị ngã đổ…

Coi kinh doanh thực phẩm là cái nghiệp, ông Phí Ngọc Chung- Tổng Giám đốc Trung Thành Group (Hà Nội) đã thổ lộ mong muốn được cùng với nông dân sản xuất thực phẩm quy mô lớn.

Nhím là loài gặm nhấm rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, kháng bệnh tốt, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, hiệu quả kinh tế mang lại cao. Thấy được nguồn lợi đó, những năm gần đây, một số hộ gia đình của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã chuyển sang nuôi nhím.