Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Krông Nô (Đắk Nông) Tập Trung Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò

Krông Nô (Đắk Nông) Tập Trung Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò
Ngày đăng: 21/10/2014

Là địa phương có lợi thế về mặt đất đai, nguồn lao động, thời gian qua, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tập trung triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao chất lượng đàn bò, phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…

Bằng các biện pháp trên, đến nay, toàn huyện đã phát triển được đàn bò gần 3000 con, với tỷ lệ bò lai đạt trên 50%; trong đó, có 1.774 con bò cái sinh sản. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, trong số 890 bê sinh ra trên địa bàn huyện thì đã có tới 400 bê lai.

Qua đánh giá, việc cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của địa phương, mang lại hiệu quả sản xuất do tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Tại các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, không trồng được những loại cây có hiệu quả kinh tế cao thì có thể chuyển sang trồng cỏ nuôi bò để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Thông qua việc phát triển đàn bò giống, bò lai Sin, bò Brahman để xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Riêng đối với nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì chăn nuôi bò được xem là biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tận dụng được công lao động, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu của huyện đặt ra là phấn đấu đến cuối năm 2015, phát triển được đàn bò có quy mô 4.600 con, với tỷ lệ bò lai đạt từ 85% - 95%; đảm bảo toàn bộ số bò cái nền được phối giống bằng bò đực giống có nguồn gốc rõ ràng, tỷ lệ máu lai cao.

Với việc hình thành được hệ thống cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật từ huyện đến cơ sở cũng như các hộ chăn nuôi bò đều nắm vững được các kỹ thuật cơ bản là cơ sở để huyện có thể đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

3 giảm 3 tăng có thể áp dụng trong cánh đồng lớn 3 giảm 3 tăng có thể áp dụng trong cánh đồng lớn

Được sự điều phối từ Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Quốc gia, TTKN tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.

15/10/2015
Mất trắng mùa quả sau khi bón phân Mất trắng mùa quả sau khi bón phân

Sau khi bón một loại phân hỗn hợp, vườn cây của một số hộ dân tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) có hiện tượng vàng lá, thun đọt và xì mủ ở trái. Người dân nghi ngờ do phân bón giả, nhưng cơ quan chuyên môn vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân.

15/10/2015
Dưa hấu vụ thu đông giá cao Dưa hấu vụ thu đông giá cao

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim và các xã: Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) rất phấn khởi khi thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2015 bán được giá cao.

15/10/2015
Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết

Sáng ngày 09/10, tại xã Ba Trinh, Hợp tác xã (HTX) trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I (2015 - 2018).

15/10/2015
Cam không hạt đơm hoa kết trái nhiều nơi Cam không hạt đơm hoa kết trái nhiều nơi

Vài năm gần đây, hàng chục hecta cây cà phê già cỗi, cây chè và các loại cây trồng khác kém hiệu quả, đã được nông dân Đà Lạt, ... chuyển đổi sang trồng thuần hoặc trồng xen canh cây cam đường không hạt, nay đã đơm hoa kết trái, hy vọng có thêm những nguồn lợi nhuận đáng kể.

15/10/2015