Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới

Theo dự án, từ năm 2015 đến năm 2017 sẽ có 7.000 nông dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà sẽ được tập huấn về phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, hướng tới sản xuất cà phê bền vững, thân thiện với môi trường. Góp phần khắc phục tình trạng lâu nay người dân sản xuất cà phê theo kiểu truyền thống, không định lượng được lượng nước tưới hợp lý nên gây lãng phí cả về nhân lực lẫn nhiên liệu…
Dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê” do Tập đoàn Nestle toàn cầu và cơ quan Hợp tác phát triển Thụy sĩ tài trợ, triển khai trên địa bàn huyện Đak Hà (nơi được cho là trung tâm của vùng chuyên canh cây cà phê của tỉnh Kon Tum).
Có thể bạn quan tâm

Mô hình thành công sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, đồng thời, đây sẽ là một trong những cây trồng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi một số diện tích đất lúa, màu... kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh an toàn có giá trị kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển sản xuất theo hướng an toàn và bền vững.

Vụ mía 2014-2015, toàn tỉnh Hậu Giang trồng được 12.559ha, trong đó, các giống mía chín sớm (ROC 16) chiếm khoảng 50% diện tích. Hiện tại, các ruộng mía đã có thời gian từ 8-10 tháng tuổi. Từ giữa tháng 8 đến nay, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã phối hợp với ngành chức năng của TX.Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp tổ chức 4 đợt đo thăm dò chữ đường (CCS) tại một số ruộng mía của người dân.

Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết tính đến cuối tháng 8-2014, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên đạt trên 4,2 triệu tấn, trị giá FOB đạt trên 1,8 tỉ đô la Mỹ, giảm lần lượt gần 9,2% về lượng và trên 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.