Kon Tum tổ chức hội thảo giải pháp sản xuất cà phê tiết kiệm nước tưới

Theo dự án, từ năm 2015 đến năm 2017 sẽ có 7.000 nông dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà sẽ được tập huấn về phương pháp thực hành nông nghiệp tốt, hướng tới sản xuất cà phê bền vững, thân thiện với môi trường. Góp phần khắc phục tình trạng lâu nay người dân sản xuất cà phê theo kiểu truyền thống, không định lượng được lượng nước tưới hợp lý nên gây lãng phí cả về nhân lực lẫn nhiên liệu…
Dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê” do Tập đoàn Nestle toàn cầu và cơ quan Hợp tác phát triển Thụy sĩ tài trợ, triển khai trên địa bàn huyện Đak Hà (nơi được cho là trung tâm của vùng chuyên canh cây cà phê của tỉnh Kon Tum).
Có thể bạn quan tâm

Đồng thời, hỗ trợ 30% hóa chất sát trùng chuồng cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Các hộ nông dân tham gia mô hình được các kỹ sư, cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng chuồng và khu vực thả vịt hợp vệ sinh.

Trên vùng cát hoang trước đây ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương.

Nhiều năm qua, ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) không xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc. Để có địa bàn “sạch bệnh” các ngành, các cấp, người dân ở đây đã triển khai có hiệu quả nhiều biện pháp phòng bệnh.

Thời gian qua, nhiều nông dân thu hoạch mủ cao su theo kiểu tận thu, dẫn đến vắt kiệt sức cây cao su. Bên cạnh đó, việc chăm sóc vườn cao su chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện dự án liên tục đến năm 2017.