Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức
Ngày đăng: 29/09/2015

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng.

Dự báo đến cuối năm nay sẽ đạt 6,5%, cao hơn mức 6,3% đưa ra từ đầu năm. Đây là thông tin vừa được Ngân hàng phát triển châu Á - ADB công bố.

Nguyên nhân khiến ADB nâng mức dự báo tăng trưởng như vậy là do sự tăng mạnh về sản xuất công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời ADB cũng đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách điều hành kinh tế trước các thách thức kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Sản xuất công nghiệp của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng ấn tượng, sản lượng tăng 9,9%, có được điều này là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tập trung vào sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Thị trường bất động sản hồi phục, đầu tư công vào lĩnh vực hạ tầng cho hiệu quả tốt… dẫn tới ngành xây dựng tăng trưởng 6,6%. Đây là hai điểm sáng của nền kinh tế nửa đầu năm nay, cũng là cơ sở chính để ADB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 6,5% cho năm nay và 6,6% cho 2016.

Mặc dù vậy, ADB cũng đề cập đến các thách thức mà Việt Nam sẽ gặp phải. Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản đều đang chậm lại, trong khi đây lại là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, còn các doanh nghiệp nội địa đang chật vật cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Hiện phần lớn tăng trưởng xuất khẩu là từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên sự cải cách mà Chính phủ đang tiến hành cần tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân.

Ông Eric Sidgwichk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB khuyến nghị:

“Thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế là rất quan trọng. Như vậy Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN và cải thiện thị trường tài chính.

Ngoài ra, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhất là về chất lượng các dự án đầu tư, biến thành chất xúc tác cho phát triển kinh tế. Việt Nam đã có nhiều điều luật thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân, tiếp đến cần sự kiểm chứng trong thực tế, việc thực thi luật cần được triển khai hiệu quả”.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, vì vậy khi ngành này gặp khó cũng đồng nghĩa cả nền kinh tế đối mặt với thách thức.

Theo ADB, thách thức còn lớn hơn khi nông nghiệp lại là ngành yếu nhất khi Việt Nam mở cửa kinh tế.

Ông Aaron Batten, Chuyên gia kinh tế, Ngân hàng phát triển châu Á - ADB đánh giá: “Trong số 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì nông nghiệp Việt Nam đang yếu nhất.

Thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, ngoài ra là những khó khăn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mới.

Tôi nghĩ Chính phủ cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp với kế hoạch rất cụ thể, cần mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân giam gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất nông nghiệp để họ có thể nâng cao năng lực và sức cạnh tranh”.

Trong lĩnh vực ngân hàng, ADB dự báo tăng trưởng tín dụng cho cả năm nay vượt qua chỉ tiêu ban đầu 13-15% của Chính phủ và sẽ còn tăng nhanh hơn trong năm 2016. Trước xu hướng mất giá của các đồng tiền châu Á khác, ADB hoan nghênh phản ứng và chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Cao su, điều, hồ tiêu Bình Phước sẵn sàng hội nhập kinh tế phát triển Cao su, điều, hồ tiêu Bình Phước sẵn sàng hội nhập kinh tế phát triển

Chỉ còn gần 3 tháng nữa, Hiệp định thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn để đi vào thực tiễn. Cuối năm 2015, 10 nước Đông Nam Á cũng sẽ “hội tụ” một nhà trong khối kinh tế Asean.

26/10/2015
Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

26/10/2015
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.

26/10/2015
Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận UTZ Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận UTZ

Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.

26/10/2015
Lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ cánh đồng mẫu lớn Lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ cánh đồng mẫu lớn

Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

26/10/2015