Kinh Tế Trang Trại Tạo Việc Làm Cho Hơn 6.500 Lao Động

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đến đầu tháng 7-2014, tỉnh ta có 637 trang trại các loại, các trang trại đã tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động với mức thu nhập bình quân hơn 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân của 1 trang trại đạt hơn 1,4 tỷ đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi có doanh thu cao nhất với hơn 1,8 tỷ đồng/năm, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 584 triệu đồng/năm... Bình quân 1 trang trại có diện tích đất sử dụng là 5,33 ha. Một số huyện phát triển kinh tế trang trại tốt như Nga Sơn, Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc...
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở tỉnh ta vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại gặp nhiều khó khăn; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức; các chủ trang trại cơ bản chưa qua đào tạo, hạn chế về trình độ kỹ thuật và thông tin thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái tại xã Quân Bình và Cẩm Giàng. Qua đánh giá cho thấy mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.

Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công

ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.

Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...

Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng