Kinh Tế Trang Trại Tạo Việc Làm Cho Hơn 6.500 Lao Động

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đến đầu tháng 7-2014, tỉnh ta có 637 trang trại các loại, các trang trại đã tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động với mức thu nhập bình quân hơn 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân của 1 trang trại đạt hơn 1,4 tỷ đồng/năm, trong đó trang trại chăn nuôi có doanh thu cao nhất với hơn 1,8 tỷ đồng/năm, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 584 triệu đồng/năm... Bình quân 1 trang trại có diện tích đất sử dụng là 5,33 ha. Một số huyện phát triển kinh tế trang trại tốt như Nga Sơn, Yên Định, Hoằng Hóa, Hậu Lộc...
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại ở tỉnh ta vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, như: Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại gặp nhiều khó khăn; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức; các chủ trang trại cơ bản chưa qua đào tạo, hạn chế về trình độ kỹ thuật và thông tin thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.