Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Hợp tác xã Dịch vụ chăn nuôi tổng hợp Phú Sơn ở xã Ân Phú (Vũ Quang) là một trong những mô hình HTX chăn nuôi đầu tiên của tỉnh hình thành từ sự liên kết giữa một bên là doanh nghiệp (Tổng Công ty KS&TM) với các hộ nông dân góp cổ phần chăn nuôi lợn thương phẩm và trại nái.
Từ một người lính, một cán bộ địa phương nghỉ hưu, ông Nguyễn Văn Xoan cùng 7 xã viên góp vốn lập nên HTX dịch vụ tổng hợp quy mô lớn.
Cùng với các nguồn vay ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, HTX đã có trong tay 1.000 con lợn thương phẩm, 450 lợn nái, 100 con lợn rừng, 30 con bò và hàng ngàn con gà.
Thu nhập bình quân xã viên đạt 3-3,5 triệu đồng/người/tháng.
Để quy hoạch và tổ chức sản xuất theo mô hình HTX với mục đích nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, ông Lê Xuân Hùng ở xã Mai Phụ (Lộc Hà) đã vận động các hộ có diện tích nuôi nghêu “hợp tác” lại, thành lập HTX Nuôi trồng thủy sản và Dịch vụ môi trường Hùng Thuận.
HTX có 20 xã viên tham gia với hơn 37 ha nuôi nghêu xuất khẩu, 4 ha nuôi tôm, cua, hàu và 4 bè nuôi cá lồng; đồng thời, kiêm luôn dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn xã.
Toàn cảnh khu căn nuôi tập trung HTX Phú Sơn, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang)
Nhờ quản lý tốt, năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, HTX Nuôi trồng thủy sản và Dịch vụ môi trường Hùng Thuận đã đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra với doanh thu hơn 3,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân xã viên đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Niềm vui lớn đối với ông Hùng là hàng chục người dân ở vùng “nước mặn, chua phèn” tham gia HTX đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Những năm qua, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác và hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Chị Hoàng Thị Châu - Giám đốc HTX Hoàng Châu ở thôn Kim Tiến, xã Kỳ Bắc (Kỳ Anh) cho biết:
“Nếu không có chính sách hỗ trợ của tỉnh cùng sự hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, chúng tôi đã không dám đầu tư trang trại chăn nuôi với số vốn lên đến hơn 12 tỷ đồng, quy mô 500 lợn giống siêu nạc, 1.000 lợn thương phẩm”.
Việc quan tâm, phát triển loại hình kinh tế tập thể đã phát huy nguồn lao động dồi dào của khu vực nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
5 năm qua, kinh tế tập thể Hà Tĩnh mà nòng cốt là HTX đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác, chất lượng hoạt động dịch vụ được nâng lên.
Đến nay, toàn tỉnh có 1.653 tổ hợp tác, 914 HTX.
Các HTX thành lập mới đã có sự tham gia góp vốn, tài sản, hoạt động thực chất hơn, bước đầu đã khắc phục những hạn chế, yếu kém của HTX kiểu cũ.
Hiện, trên địa bàn có 120 HTX điển hình tiên tiến.
Đầu tư cho HTX là khâu đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới mà Hà Tĩnh thực hiện khá thành công trong những năm qua.
Đây cũng là cơ sở để thực hiện mục tiêu “mỗi năm, mỗi xã có ít nhất 3-5 doanh nghiệp, 4-6 HTX, 10 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả” do nghị quyết BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Cả gan đi đầu và làm lớn, nhưng ông Bùi Ngọc Liêm lại chưa từng nếm mùi thất bại trong sản xuất- kinh doanh. Ngạc nhiên với điều này nên mặc dù trời rét đậm, mưa phùn dày hạt, chúng tôi vẫn nằng nặc bảo ông Liêm đưa ra ao tôm để mục sở thị điều ông nói: “Làm giàu không khó!”.

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.

Năm 2013 Sóc Trăng đạt sản lượng 44.000 tấn tôm, cao gấp 3 lần so với năm 2011. Kết quả này đã đóng góp tích cực vào con số 2,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Chỉ tính riêng 2 nhà máy tại Khu công nghiệp An Nghiệp, giá trị xuất khẩu đã đạt 170 triệu USD.

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng khá nhờ thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây… Tuy vậy, năm 2014 xuất khẩu của cả vùng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.