Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp
Ngày đăng: 12/11/2015

Một buổi thực hành chế biến món ăn cho lao động nông thôn (ảnh chụp tại Trường CĐ Nghề Trần Hưng Đạo).

Nguyễn Phương Thùy (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong nhiều nông dân mất đất may mắn được tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho lao động nông thôn bị mất đất do xã phối hợp Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo giảng dạy.

Về cơ bản, sau 3 tháng học chị Thùy đã nắm hết kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn trong lao động, kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhưng do kinh phí eo hẹp nên chị và các học viên khác rất ít được thực hành.

Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho biết, đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Theo thầy Trung, mỗi học viên chỉ được cấp khoảng 650.000 đồng để thực hành cho 1 khóa học 3 tháng.

Trong đó, số giờ thực hành chiếm 2/3 thời lượng.

Do kinh phí ít nên tiền thực hành cho 1 học viên chỉ được chưa đầy 6.000 đồng/buổi.

Thừa nhận định mức kinh phí cho hoạt động dạy nghề còn thấp, ông Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho rằng:

“Giữa thời buổi “bão giá” mà định mức dạy nghề ở một thành phố lớn như Hà Nội đã ban hành 4-5 năm nay vẫn không hề thay đổi.

Cứ như vậy, về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động đào tạo, ảnh hưởng chất lượng dạy nghề”.

Trường Cao đẳng Nghề hiện dạy 3 nghề chính là: Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha chế đồ uống và Kỹ thuật hàn.

Định mức phân bổ kinh phí cho cả 3 ngành này đều không còn phù hợp với thực tế.

Trước khó khăn đó, thầy Trung cho biết, các lớp học đã tự xoay xở, lấy tiền ở tiết thực hành nguyên liệu rẻ, bù cho hôm thực hành nguyên liệu đắt.

“Thậm chí, chúng tôi còn phải kêu gọi “xã hội hóa” từ chính học viên.

Tức là học viên tự đóng thêm quỹ lớp, khi cần thực hành món đắt tiền thì bỏ thêm ra mua nguyên vật liệu, sau đó dùng sản phẩm liên hoan luôn” – thầy Trung nói thêm.


Có thể bạn quan tâm

Thực Hiện Các Mô Hình Trình Diễn Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Thực Hiện Các Mô Hình Trình Diễn Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học

Từ năm 2008 đến nay, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) thực hiện các mô hình trình diễn đã giới thiệu cho người chăn nuôi về quy trình nuôi gà thả vườn, chuyển giao các giống mới, nuôi gà thả vườn chất lượng tốt theo hướng an toàn sinh học đem lại lợi nhuận kinh tế cao.

25/12/2013
Mô Hình Mô Hình "Hà Treo Dây" Ở Hoàng Tân

Mới đây đến xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh), chúng tôi được nghe giới thiệu về mô hình nuôi “Hà treo dây” của người dân xã. Đây là mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện được nông dân trên địa bàn nhân rộng.

03/12/2013
Xây Chuồng Trình Tường Chống Rét Cho Gia Súc Xây Chuồng Trình Tường Chống Rét Cho Gia Súc

Là mô hình nuôi nhốt kiểu mới, song chuồng trình tường (còn gọi là chuồng đất nện) đang mang lại hiệu quả, được đồng bào vùng cao Lào Cai xem như “bảo bối” để bảo vệ đàn gia súc của họ trước mỗi mùa rét.

25/12/2013
Tôm Nguyên Liệu Tiếp Tục Tăng Giá Tôm Nguyên Liệu Tiếp Tục Tăng Giá

Sau khi giá tôm nguyên liệu các loại chững lại hồi đầu tháng 11, nay tiếp tục tăng giá. Theo đó, tôm sú loại 20 - 30 con/kg hiện có giá 285.000 - 310.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so tuần trước. Giá tôm thẻ loại 40 - 50 con/kg hiện dao động trong khoảng 195.000 - 215.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg hiện cũng không dưới mức 145.000 đồng/kg, bình quân tăng 15.000 - 20.000 đồng/kg trong vòng một tuần.

03/12/2013
Giống Trôi Nổi, Cản Trở Người Dân Tái Canh Cà Phê Giống Trôi Nổi, Cản Trở Người Dân Tái Canh Cà Phê

Rất nhiều người dân đã lựa chọn phải nguồn giống cà phê trôi nổi không được đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho việc tái canh cà phê

25/12/2013