Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Một buổi thực hành chế biến món ăn cho lao động nông thôn (ảnh chụp tại Trường CĐ Nghề Trần Hưng Đạo).
Nguyễn Phương Thùy (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong nhiều nông dân mất đất may mắn được tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho lao động nông thôn bị mất đất do xã phối hợp Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo giảng dạy.
Về cơ bản, sau 3 tháng học chị Thùy đã nắm hết kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn trong lao động, kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhưng do kinh phí eo hẹp nên chị và các học viên khác rất ít được thực hành.
Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho biết, đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Theo thầy Trung, mỗi học viên chỉ được cấp khoảng 650.000 đồng để thực hành cho 1 khóa học 3 tháng.
Trong đó, số giờ thực hành chiếm 2/3 thời lượng.
Do kinh phí ít nên tiền thực hành cho 1 học viên chỉ được chưa đầy 6.000 đồng/buổi.
Thừa nhận định mức kinh phí cho hoạt động dạy nghề còn thấp, ông Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho rằng:
“Giữa thời buổi “bão giá” mà định mức dạy nghề ở một thành phố lớn như Hà Nội đã ban hành 4-5 năm nay vẫn không hề thay đổi.
Cứ như vậy, về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động đào tạo, ảnh hưởng chất lượng dạy nghề”.
Trường Cao đẳng Nghề hiện dạy 3 nghề chính là: Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha chế đồ uống và Kỹ thuật hàn.
Định mức phân bổ kinh phí cho cả 3 ngành này đều không còn phù hợp với thực tế.
Trước khó khăn đó, thầy Trung cho biết, các lớp học đã tự xoay xở, lấy tiền ở tiết thực hành nguyên liệu rẻ, bù cho hôm thực hành nguyên liệu đắt.
“Thậm chí, chúng tôi còn phải kêu gọi “xã hội hóa” từ chính học viên.
Tức là học viên tự đóng thêm quỹ lớp, khi cần thực hành món đắt tiền thì bỏ thêm ra mua nguyên vật liệu, sau đó dùng sản phẩm liên hoan luôn” – thầy Trung nói thêm.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.