Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của Campuchia

Mặc dù tham gia xuất khẩu gạo từ năm 2009, nghĩa là chỉ mới 5 năm, nhưng hiện nay gạo của Campuchia đã có mặt tại 53 quốc gia trên thế giới, trong đó có hơn một nửa xuất sang châu Âu.
Công ty xuất khẩu gạo Vong Bun Heng là 1 trong 8 công ty ở Campuchia đang tham gia xuất khẩu gạo Phka Romdoul ra nước ngoài.
Trong năm 2014, công ty đã xuất khẩu gạo Phka Romdoul sang châu Âu trên 30.000 tấn.
Campuchia hiện đã gần như đuổi kịp Thái Lan khi có tới 8 thương hiệu để trình làng tại Hội chợ Thương mại Lương thực tổ chức ở Bangkok vào năm ngoái.
Đặc biệt, 2014 là năm thứ 3 liên tiếp gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới.
Đến nay, Campuchia đã có 72 công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, Chính phủ Campuchia còn cho phép tư nhân tham gia vào mảng vận hành, bảo trì 10 kho lúa với sức chứa 1,2 triệu tấn lúa/gạo.
Ở đó, nông dân và cơ sở xay xát cũng được khuyến khích trữ lúa với một mức phí nhất định và có thể sử dụng lượng lúa gạo trong kho để thế chấp vay ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.

Phân bón cho cây trồng nông nghiệp bao gồm nhiều loại, nhưng có thể qui tập vào những nhóm chủ yếu: phân hữu cơ (cả hữu cơ vi sinh); phân vô cơ (phân đa lượng, trung lượng, vi lượng); phân vi sinh vật. Phân hữu cơ và phân vô cơ đều cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhưng không thể thay thế cho nhau.

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.