Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm trồng mì đạt năng suất, chất lượng cao

Kinh nghiệm trồng mì đạt năng suất, chất lượng cao
Ngày đăng: 01/10/2015

Ông Ngọc cũng nhận thấy mì là loại cây trồng có sức hút dinh dưỡng mãnh liệt từ đất nên việc bón phân, bổ sung dưỡng chất cho đất là yêu cầu bắt buộc nếu không muốn đất nhanh bạc màu.

Ông Bùi Công Ngọc (sinh năm 1979, ngụ ấp Tân Trường, xã Tân Hiệp, Tân Châu, Tây Ninh) là nông dân trồng mì (sắn) tiêu biểu của tỉnh.

Nhiều năm liền, diện tích mì do ông Ngọc trồng luôn cho năng suất và hàm lượng bột (chữ bột) cao.

Năng suất củ mì bình quân ông Ngọc trồng đạt từ 45 - 50 tấn/ha, cá biệt có những đám mì đạt năng suất đến 80 tấn/ha.

Nhờ cây mì mà gia đình ông Ngọc có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống kinh tế.

Ông Ngọc chia sẻ một số kinh nghiệm trồng đúc kết được từ hơn 10 năm qua.

Ông Ngọc cho biết, ông là con nhà nông “chính gốc”.

Tuy nhiên, như đa phần nông dân khác, gia đình ông Ngọc sản xuất nông nghiệp kiểu tự phát, quá trình canh tác thụ động, phụ thuộc thiên nhiên, công cụ thô sơ, kiến thức hạn chế.

Mặt khác, lúc ấy ông cũng chưa có điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Vì thế, suốt một thời gian dài hiệu quả sản xuất rất kém.

Sau nhiều lần chọn lựa, thay đổi nhiều loại cây trồng, ông Ngọc quyết định trồng mì trên toàn bộ diện tích 10 ha đất với sự đầu tư, chăm sóc “bài bản”.

Để cây mì sinh trưởng tốt, cho nhiều củ, ông Ngọc tìm hiểu các kỹ thuật trồng mì hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu khuyến nông, tài liệu kỹ thuật.

Ông Ngọc cũng nhận thấy mì là loại cây trồng có sức hút dinh dưỡng mãnh liệt từ đất nên việc bón phân, bổ sung dưỡng chất cho đất là yêu cầu bắt buộc nếu không muốn đất nhanh bạc màu.

Tuy nhiên, không giống như nhiều người khác, ông Ngọc hạn chế sử dụng phân hoá học, thay vào đó là phân bón có nguồn gốc hữu cơ, hữu cơ vi sinh.

Đồng thời, để cải tạo đất trồng, ông Ngọc áp dụng phương pháp luân canh, trồng nhiều loại cây khác nhau như bắp, đậu phộng chứ không chỉ độc canh cây mì.

“Giống cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến năng suất của cây mì. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Châu nói riêng và Tây Ninh nói chung, nông dân đang trồng một số giống mì chủ lực như KM94, KM98-5, KM419, KM140, MO101…

Những giống mì này có ưu điểm và hạn chế nhất định.

Sau khi trồng qua nhiều loại giống mì, tôi nhận thấy giống KM94 rất tốt, năng suất và chữ bột cao. Tuy nhiên, đáng tiếc là gần đây, giống này dần có hiện tượng bị thoái hoá, mẫn cảm với bệnh chổi rồng nên tôi đã hạn chế sử dụng.

Giống KM98-5 phù hợp với đất gò nhưng củ mì có cuống dài, khi thu hoạch dễ bị đứt củ; khi trồng ở vùng đất trảng cho hàm lượng bột thấp.

Giống KM140 sinh trưởng tốt nhưng thời gian giữ bột ngắn nên độ bột sẽ giảm nhanh nếu thu hoạch muộn khi đến tuổi. Giống MO101 cho năng suất và chữ bột cao nhưng bột lại có màu ngả vàng, thị trường tiêu thụ không chuộng.

Hiện thời, tôi đánh giá cao giống KM419 do có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống mì vừa kể. Giống này cho củ độ bột cao (bình quân 28 - 30%) khi trồng ở đất gò, năng suất bình quân từ 40 - 45 tấn/ha; nếu mì được chăm sóc tốt có khả năng đạt 70 - 80 tấn/ha.

Khi trồng ở vùng đất thấp, năng suất bình quân đạt khoảng 35 - 40 tấn/ha, độ bột 25 - 26%, nhỉnh hơn nhiều giống mì khác”, ông Ngọc cho biết.

Cách trồng mì cũng là yếu tố quan trọng tác động nhiều đến năng suất. Khi trồng, đất phải được dọn kỹ, phải tơi xốp. Ông Ngọc đã thử nghiệm nhiều cách trồng khác nhau từ trồng hom nằm truyền thống đến cách trồng mới là cắm hom đứng, hom xiên.

Kết quả cho thấy, mỗi cách trồng cho hiệu quả khác nhau, trong đó nếu trồng theo cách cắm hom xiên cho năng suất cao nhất. Mì được trồng theo cách cắm hom xiên giúp mầm phát triển nhanh hơn.

Nếu gặp mưa, bào cây mì vẫn không bị đất vùi lấp và vẫn nảy mầm, phát triển với tỷ lệ từ 96 - 98%.

Năng suất mì trồng hom xiên cao hơn các cách trồng khác còn là do bề mặt hom tiếp với đất nhiều, phần củ phát triển vòng tròn xung quanh gốc và được nhiều tầng củ.


Có thể bạn quan tâm

Ở hai đầu nỗi khó Ở hai đầu nỗi khó

Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.

24/11/2015
Tăng giá thu mua, nhà máy đường vẫn lo thiếu mía Tăng giá thu mua, nhà máy đường vẫn lo thiếu mía

Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.

24/11/2015
Hợp tác xã là nền tảng phát triển sản xuất Hợp tác xã là nền tảng phát triển sản xuất

Không chỉ sáng tạo bằng cách đưa Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hợp tác xã trong Chương trình OCOP.

24/11/2015
Trồng nấm dễ học, nhanh có thu nhập Trồng nấm dễ học, nhanh có thu nhập

Không chỉ tạo việc làm cho hàng chục người, Hợp tác xã Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện (HTX Nấm Sáng Thiện) ở xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội còn là địa chỉ dạy nghề tin cậy của nhiều học viên.

24/11/2015
Thủ lĩnh đa năng hết lòng với nông dân Thủ lĩnh đa năng hết lòng với nông dân

Cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, vừa là chi hội trưởng nông dân (ND), phó chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi ong, y tá thôn… nhưng ở cương vị nào ông Nguyễn Trọng Hùng, thôn Phú Tân, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đều hoàn thành tốt công việc của mình.

24/11/2015