Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.
Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như: Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon... liều tiêm trung bình 300mg/con/2lần/lứa.
Nên chọn dung dịch sắt của các hãng thú y lớn có uy tín như: Bi-O; Vemedim; Thú y xanh Việt Nam,… dưới dạng hỗn hợp sắt với Polyvitamin hoặc sắt + B.Complex.
Điều cần lưu ý là phải xem thời hạn sử dụng của sản phẩm xem đã hết hạn chưa. Có thể nhận biết dung dịch sắt còn phẩm chất hay không bằng cách lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau đó ít phút là được. Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì sắt đã kết tủa tiêm vào sẽ gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn (ngay cả khi dung dịch sắt còn hạn sử dụng, do bảo quản không tốt nên mất phẩm chất).
Khi tiêm sắt chú ý, luộc sôi xy lanh 3-5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều. Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 100mg sắt nguyên chất/1ml dung dịch sắt/lần. Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng 200mg sắt/2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai, úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp. Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, giá tiêu hạt trên thị trường lên cao, trong khi giá các loại cây trồng khác như cà phê, chuối… giảm thấp, người nông dân tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đua nhau mở rộng diện tích loại cây trồng này khiến cho giá tiêu giống ở đây tăng cao bất thường.

Vừa mới xảy ra mưa lớn, hàng loạt các loại rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội đã ngay lập tức tăng giá mạnh, có loại giá đã tăng gần gấp đôi so với trước đó.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thông tin Việt Nam trúng thầu gạo của Philippines sẽ mang lại nhiều khởi sắc cho thị trường tiêu thụ lúa gạo đến cuối năm.

Lâu nay, nhiều người lầm tưởng thuế chống bán phá giá là rào cản chính ngăn cản con đường tôm Việt tiến tới thị trường Mỹ. Thực tế không phải vậy.

Nhật Bản sẽ sớm thúc đẩy việc mở cửa thị trường cho xoài tươi và thanh long ruột đỏ của Việt Nam.