Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.
Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như: Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon... liều tiêm trung bình 300mg/con/2lần/lứa.
Nên chọn dung dịch sắt của các hãng thú y lớn có uy tín như: Bi-O; Vemedim; Thú y xanh Việt Nam,… dưới dạng hỗn hợp sắt với Polyvitamin hoặc sắt + B.Complex.
Điều cần lưu ý là phải xem thời hạn sử dụng của sản phẩm xem đã hết hạn chưa. Có thể nhận biết dung dịch sắt còn phẩm chất hay không bằng cách lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau đó ít phút là được. Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì sắt đã kết tủa tiêm vào sẽ gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn (ngay cả khi dung dịch sắt còn hạn sử dụng, do bảo quản không tốt nên mất phẩm chất).
Khi tiêm sắt chú ý, luộc sôi xy lanh 3-5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều. Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 100mg sắt nguyên chất/1ml dung dịch sắt/lần. Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng 200mg sắt/2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai, úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp. Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.