Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Tái canh cà phê là một biện pháp đúng đắn, nhằm thay thế giống cà phê cũ, đã bị thoái hóa, bằng giống cà phê mới cao sản cho năng suất, chất lượng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, nhiều địa phương đã tiến hành tái canh cà phê với nhiều cách làm khác nhau.
Tại huyện Bảo Lâm, với sự chỉ đạo của UBND huyện, sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng NN-PTNT, việc tái canh cà phê đã diễn ra từ nhiều năm trước và đạt được kết quả khả quan, với diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo lên đến trên 13.103ha.
Ông Đậu Văn Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: diện tích tái canh cà phê ở huyện Bảo Lâm đã rút ngắn được thời gian cho thu hoạch.
Nếu tái canh bằng cách chặt bỏ toàn bộ, cuốc hố trồng mới, thì sau hai năm giống cà phê mới cao sản mới bắt đầu cho thu hoạch, nhưng nếu ghép cành thì chỉ một năm sau, vườn cà phê tái canh đã có thể cho thu hoạch, với lại trong thời gian chờ đợi cà phê ghép cho thu hoạch, vẫn tận thu được một ít sản lượng từ những cành phát triển tốt của cây cà phê mẹ còn giữ lại.
Điều đáng nói nữa là, hầu hết các vườn cà phê tái canh theo phương pháp nói trên trên địa bàn huyện Bảo Lâm đều phát triển tốt, cho năng suất rất cao, bình quân đạt trên dưới 27 tạ cà phê nhân/ha, cao hơn nhiều so với cà phê giống cũ trước khi tái canh.
Từ kinh nghiệm của nông dân Bảo Lâm trong tái canh cà phê, nông dân ở các địa phương khác cũng học hỏi làm theo và đạt được kết quả khả quan.
Có thể bạn quan tâm

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.

Mô hình nuôi tôm quản lý cộng đồng do Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai tại hai huyện An Minh và Vĩnh Thuận trong hai năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Người nuôi có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau, giúp giảm chi phí đầu tư, ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra, năng suất cao hơn hẳn so với bình quân chung của tỉnh.