Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm
Ngày đăng: 13/07/2012

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm gia cầm đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật. Nhưng việc tiêm vaccine cúm gia cầm có giá thành rất đắt, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước và tiêm theo lịch, theo đợt trong năm. Như vậy sẽ có không ít đàn gà ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng sa không được tiêm vaccine, mùa đông lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm rất có nguy cơ bị nhiễm bệnh cúm gia cầm.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng bệnh cúm gia cầm có hiệu quả ở Bắc Giang.

Để chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, bà con cần đồng thời thực hiện một số biện pháp sau:

- Chăm sóc tốt, tăng sức đề kháng của cơ thể gia cầm với bệnh: Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gà khoẻ mạnh tăng sức đề kháng bệnh. Tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vaccine thông thường như: Marek gà; Gumboro gà; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.

- Những ngày giá lạnh, thả gia cầm muộn, nhốt sớm, có sưởi ấm vào ban đêm. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 10-15ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.

- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.

- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15/lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm nếu có.

- Cho gà uống thường xuyên chất Tăng trưởng "Vườn sinh thái" với nồng độ 0,03% (nồng độ 3 phần vạn, pha với liều 5ml/15lít nước). Chất tăng trưởng Vườn sinh thái là sản phẩm sạch, an toàn sinh thái, không ô nhiễm môi trường. Sử dụng cho cây trồng, vật nuôi làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm. Các chủng vi sinh hữu ích có trong sản phẩm ức chế có hiệu quả các bệnh tiêu chảy giúp cho cơ thể gia cầm khoẻ mạnh chống lại các loại bệnh xâm nhập trong đó có bệnh cúm gia cầm.


Có thể bạn quan tâm

Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

27/05/2014
Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang) Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang)

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

09/05/2014
Cà Mau Nuôi Chim Yến Khó Quản Lý Vì Chưa Có Văn Bản Quy Định Tiêu Chuẩn Cà Mau Nuôi Chim Yến Khó Quản Lý Vì Chưa Có Văn Bản Quy Định Tiêu Chuẩn

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.

27/05/2014
Hết Dịch Trên Cạn, Lại Bùng Dịch Dưới Nước Hết Dịch Trên Cạn, Lại Bùng Dịch Dưới Nước

Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm vừa mới cơ bản được khống chế, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản lại đang bùng lên hết sức phức tạp.

09/05/2014
Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân Nhiều Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Xuân

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất, chất lượng lúa, phấn đấu hoàn thành thắng lợi vụ xuân năm 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kịp thời tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

27/05/2014