Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Nghề trồng quất cảnh giúp nhiều hộ ND phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) khá giả.
Ông Trí cho biết, quận Bắc Từ Liêm đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4.2014. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, nhưng hàng năm, số hội viên kết nạp mới vẫn tăng.
Để thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp…
Hội ND quận chia hội viên làm 2 nhóm đối tượng để tham mưu, đề xuất kế hoạch hỗ trợ cho trúng. Với ND còn đất nông nghiệp, Hội tuyên truyền hội viên hạn chế chăn nuôi, định hướng bà con chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao, cây ăn quả đặc sản, cây cảnh vừa có thu nhập cao hơn vừa phù hợp với cảnh quan đô thị.
Còn với nhóm ND không còn hoặc còn rất ít đất nông nghiệp, Hội định hướng, hỗ trợ bà con chuyển nghề. Hội đã phối hợp dạy nghề cho ND, như nghề nấu ăn, làm dịch vụ, trang điểm… Hội cũng mở các lớp tập huấn về hạch toán kinh tế, phương thức kinh doanh… để nâng cao kỹ năng làm thương mại - dịch vụ cho hội viên.
Với một số địa phương khác, đô thị hóa sẽ làm giảm hội viên hoặc khó kết nạp hội viên mới, nhưng ở quận Bắc Từ Liêm, công tác này lại đạt kết quả tốt. Năm 2014, Hội đã kết nạp hội viên mới đạt 114% so chỉ tiêu thành phố giao.
6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp mới 196 hội viên. Không chỉ ND mà cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu cũng tham gia sinh hoạt hội.
Lý giải về điều này, ông Trí cho rằng, đó là do các hoạt động của Hội đáp ứng trúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Vào Hội, họ được tập huấn KHKT, học nghề, vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, kết nối thị trường (qua các chi hội nghề nghiệp, tổ nhóm, CLB cùng sở thích); được quan tâm, thăm hỏi khi hoạn nạn, ốm đau và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện do Hội tổ chức.
Có thể bạn quan tâm

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.