Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Nghề trồng quất cảnh giúp nhiều hộ ND phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) khá giả.
Ông Trí cho biết, quận Bắc Từ Liêm đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4.2014. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, nhưng hàng năm, số hội viên kết nạp mới vẫn tăng.
Để thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp…
Hội ND quận chia hội viên làm 2 nhóm đối tượng để tham mưu, đề xuất kế hoạch hỗ trợ cho trúng. Với ND còn đất nông nghiệp, Hội tuyên truyền hội viên hạn chế chăn nuôi, định hướng bà con chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao, cây ăn quả đặc sản, cây cảnh vừa có thu nhập cao hơn vừa phù hợp với cảnh quan đô thị.
Còn với nhóm ND không còn hoặc còn rất ít đất nông nghiệp, Hội định hướng, hỗ trợ bà con chuyển nghề. Hội đã phối hợp dạy nghề cho ND, như nghề nấu ăn, làm dịch vụ, trang điểm… Hội cũng mở các lớp tập huấn về hạch toán kinh tế, phương thức kinh doanh… để nâng cao kỹ năng làm thương mại - dịch vụ cho hội viên.
Với một số địa phương khác, đô thị hóa sẽ làm giảm hội viên hoặc khó kết nạp hội viên mới, nhưng ở quận Bắc Từ Liêm, công tác này lại đạt kết quả tốt. Năm 2014, Hội đã kết nạp hội viên mới đạt 114% so chỉ tiêu thành phố giao.
6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp mới 196 hội viên. Không chỉ ND mà cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu cũng tham gia sinh hoạt hội.
Lý giải về điều này, ông Trí cho rằng, đó là do các hoạt động của Hội đáp ứng trúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Vào Hội, họ được tập huấn KHKT, học nghề, vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, kết nối thị trường (qua các chi hội nghề nghiệp, tổ nhóm, CLB cùng sở thích); được quan tâm, thăm hỏi khi hoạn nạn, ốm đau và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện do Hội tổ chức.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.

Được biết, vụ mùa sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) năm 2013 vừa được mùa, và giá vẫn bình ổn (không tăng, không giảm). Chị Nguyễn Thị Minh Hằng, tiểu thương đã có 10 năm buôn bán sầu riêng ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), cho biết: “Tôi thường đi vào tận vườn để mua sầu riêng, rồi chuyển ra Bắc bán cho thương lái.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.