Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa
Ngày đăng: 14/09/2015

Nghề trồng quất cảnh giúp nhiều hộ ND phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) khá giả.

Ông Trí cho biết, quận Bắc Từ Liêm đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4.2014. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, nhưng hàng năm, số hội viên kết nạp mới vẫn tăng.

Để thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp…

Hội ND quận chia hội viên làm 2 nhóm đối tượng để tham mưu, đề xuất kế hoạch hỗ trợ cho trúng. Với ND còn đất nông nghiệp, Hội tuyên truyền hội viên hạn chế chăn nuôi, định hướng bà con chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao, cây ăn quả đặc sản, cây cảnh vừa có thu nhập cao hơn vừa phù hợp với cảnh quan đô thị.

Còn với nhóm ND không còn hoặc còn rất ít đất nông nghiệp, Hội định hướng, hỗ trợ bà con chuyển nghề. Hội đã phối hợp dạy nghề cho ND, như nghề nấu ăn, làm dịch vụ, trang điểm… Hội cũng mở các lớp tập huấn về hạch toán kinh tế, phương thức kinh doanh… để nâng cao kỹ năng làm thương mại - dịch vụ cho hội viên.

Với một số địa phương khác, đô thị hóa sẽ làm giảm hội viên hoặc khó kết nạp hội viên mới, nhưng ở quận Bắc Từ Liêm, công tác này lại đạt kết quả tốt. Năm 2014, Hội đã kết nạp hội viên mới đạt 114% so chỉ tiêu thành phố giao.

6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp mới 196 hội viên. Không chỉ ND mà cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu cũng tham gia sinh hoạt hội.

Lý giải về điều này, ông Trí cho rằng, đó là do các hoạt động của Hội đáp ứng trúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Vào Hội, họ được tập huấn KHKT, học nghề, vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, kết nối thị trường (qua các chi hội nghề nghiệp, tổ nhóm, CLB cùng sở thích); được quan tâm, thăm hỏi khi hoạn nạn, ốm đau và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện do Hội tổ chức.


Có thể bạn quan tâm

Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

22/04/2013
Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

24/09/2012
Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

24/09/2012
Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

27/04/2013
Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm Kiểm Soát Việc Nhập Lậu Cá Tầm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

27/09/2012