Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Hạn Chế Dịch Bệnh Tại Vùng Biển Giao Phong Ở Nam Định

Nuôi tôm mang lại lợi nhuận rất cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Mặc dù ngành nông nghiệp đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân để kiểm soát dịch bệnh, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được, đặc biệt là bệnh chết sớm (bệnh hoại tử gan tụy) ở tôm.
Đứng trước những khó khăn đó thì việc kết hợp khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để phòng trừ dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại là việc làm cần thiết. Chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế dịch bệnh. Đó là ông Cao Văn Ba ở Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản I xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Ông Nguyễn Văn Ba đã nuôi tôm trên 10 năm. Khi bắt đầu nuôi, tôm của ông cũng thường xuyên bị dịch bệnh, gia đình chịu thiệt hại lớn. Sau nhiều năm nghiên cứu từ nuôi mật độ thưa, tẩy dọn ao theo đúng quy trình kỹ thuật, chọn mua tôm ở cơ sở sản xuất có uy tín nhưng dịch bệnh vẫn không tránh khỏi. Ông đã đi tham quan một vài mô hình nuôi tôm thành công, cộng với kinh nghiệm thực tiễn, ông nhận định khu ao nuôi ở Giao Phong chủ yếu bị ô nhiễm chất đáy, khi đáy ao đã ô nhiễm không thể xử lý triệt để được.
Ông quyết định đổ cát tối thiểu 30cm khắp đáy ao, kè bờ xung quanh bằng bê tông, xây bờ cao hơn mặt đường 0,5 m để hạn chế địch hại xâm nhập. Tôm giống được mua từ cơ sở có uy tín. Khi mới mua về ông nuôi trong ao ương với mật độ cao từ 2500 – 3000 con/m2. Sau một tháng, ông san sang ao khác, mật độ từ 60 – 80 con/m2. Khi thu hoạch tôm xong, ông tiến hành rửa sạch cát ở đáy ao, phơi khô rồi nuôi tiếp. Với cách làm này, 2 năm qua, tôm của ông không bị dịch bệnh và phát triển rất tốt. Hiện, ông đang nuôi gần 10 ha và mỗi năm, ông thu được từ 5 - 7 tỷ đồng. Ông cũng khuyến cáo bà con xung quanh nên ứng dụng cách làm của ông để hạn chế dịch bệnh. Đây là kinh nghiệm hay cần được nghiên cứu áp dụng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).

Vừa qua, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" cho 62 nông dân tiên tiến trong cả nước. Trong số 62 nông dân được bình chọn và tôn vinh, người cao tuổi nhất là nông dân Trần Xuân Vịnh (70 tuổi) ở xã Đăk Hrinh, huyện Đắk Hà, Lâm Đồng; người trẻ tuổi nhất, đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc - anh Vũ Trung Học, nông dân xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường - nhận danh hiệu khi tròn 34 tuổi.

Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.