Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá trắm cỏ

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Trắm Cỏ

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Trắm Cỏ
Ngày đăng: 26/12/2010

Bước 1: Chuẩn bị ao:

- Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 - 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào  

Bước 2: Chọn cá:

- Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.

- Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2

Bước 3: Chăm sóc:

- Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 - 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn.

- Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao

Bước 4: Thu hoạch:

- Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach

Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg =   6.720.000 đồng

 

- Tổng thu: 6.720.000 đồng

Tổng chi phí:

 

Stt

Chi phí

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng )

Thành tiền

1

Cá Trắm

Con

2.000

500

1.000.000

2

Phân đạm

Kg

120

2.500

300.000

3

Phân lân

Kg

180

1.000

180.000

4

Vôi

Kg

500

500

250.000

5

Tổng chi

1.630.000

Chưa kể công chăm sóc vì tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình Hoạch toán Thu - chi: 6.720.000 - 1.630.000 = 5.090.000 đồng


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Bằng Rau Lấp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Bằng Rau Lấp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ông Nguyễn Văn Bay, thôn Thiên Phúc, xã Trung Chính (Lương Tài), có 2 mẫu đất (trong đó có 1,2 mẫu ao) chuyên nuôi cá thịt. Qua nhiều năm sản xuất, ông đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho các đối tượng thuỷ sản, đặc biệt là trồng rau lấp vụ đông trên chân đất trũng cấy 2 vụ lúa để làm thức ăn nuôi cá trắm cỏ cho hiệu quả kinh tế cao.

27/04/2014
Một số đặc điểm hóa sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ Một số đặc điểm hóa sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm hóa sinh liên quan đến độc tính của Aeromonas hydrophỉla, một vi khuẩn thường gây bệnh cho cá, ở Việt Nam chưa có các công trình tương tự.

06/11/2015
Phòng và trị bệnh đường ruột trên cá trắm cỏ Phòng và trị bệnh đường ruột trên cá trắm cỏ

Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại cho bà con. Sau đây tôi xin hướng dẫn kỹ thuật phòng và trị bệnh Viêm đường ruột hay còn gọi là đốm đỏ trên cá trắm cỏ.

06/11/2015
Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ao Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ao

Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng (Ctenopharyngodon idellus)

26/08/2016
Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ Nuôi cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ

Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m - Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite.

26/08/2016