Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Thịt Trắng

Kinh Nghiệm Nuôi Cá Tra Thịt Trắng
Ngày đăng: 09/12/2011

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.Nguyên nhân chính là do môi trường nước nuôi và nguồn thức ăn. Kinh nghiệm của người nuôi cá tra ở Đồng Tháp cho thấy: nếu sử dụng các loại thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng... chất kết dính (bột gòn) chắc chắn thịt cá sẽ có màu vàng.

Khắc phục:

Sử dụng thức ăn: nhiều hộ nuôi cá tra cho biết, cùng với thành phần thức ăn như rau muống, cám tấm nấu, cá tạp xay nhuyễn... nếu được ủ lên men bằng hèm rượu sau 24 giờ mới cho cá ăn thì thịt cá sẽ trắng đẹp do quá trình ủ lên men đã phân huỷ một số diệp lục tố trong rau muống. Theo kinh nghiệm, với thành phần thức ăn 45% cám, 40% cá biển, 15% bã hèm rượu, phối thêm ít vitamin, Premix. Ngày trung bình thay nước 5 giờ (khoảng 15% nước ao, dù tảo có phát triển nhưng chất lượng cá vẫn không bị vàng).
Điều này cho thấy, bã hèm rượu với một lượng vừa phải, khoảng 10 – 15% bổ sung liên tục vào thành phần thức ăn của cá, sẽ giúp cá có sức đề kháng tốt, ít bệnh và cá đạt tỷ lệ thịt trắng cao.Môi trường nuôi:
Trên thực tế, cá tra nuôi ao nước tĩnh, ít thay nước, hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ sống cao, cá ít bị bệnh nhưng thịt hay bị vàng. Cá tra nuôi ao bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống thấp hơn, thịt cá thường có màu trắng. Với cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy, hệ số thức ăn cao, tỷ lệ sống đạt 70 – 75%, nhưng thịt cá trắng đẹp. Song mô hình này phải theo dõi chăm sóc tốt vì cá thường bị bệnh do phụ thuộc thường xuyên vào môi trường nước.Như vậy, nếu giữ được môi trường nước nuôi trong sạch, không để tảo phát triển bằng các mô hình nuôi chủ động thay nước như nuôi đăng quầng, nuôi trong ao ven sông, có chế độ ăn thích hợp và định kỳ xử lý đáy ao nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, kết hợp với kinh nghiệm cho thêm hèm rượu trong thức ăn, sử dụng con giống nhân tạo, cá tra thương phẩm sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, nuôi cá tra thương phẩm cần phải chú ý đến thời điểm nước xoáy (vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch). Lúc này, nước sông có màu đỏ son, cá tra nuôi bè, đăng quầng sẽ bị ảnh hưởng đến màu thịt. Vì vậy người nuôi hạn chế thu hoạch vào thời điểm này.Trong những ngày nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước sông trên 290C và nhiệt độ nước ao nuôi trên 380C) cũng có thể làm cho màu và thịt cá tra kém chất lượng.v


Có thể bạn quan tâm

Vai trò của prebiotic trong sản xuất cá da trơn Vai trò của prebiotic trong sản xuất cá da trơn

Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thức ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp phần lớn

03/08/2018
Dịch bệnh Columnaris Dịch bệnh Columnaris

Columnaris, lần đầu tiên được mô tả bởi Herbert Spencer Davis năm 1922, là một trong những bệnh lâu đời nhất được biết đến của cá nước ấm

17/09/2018
Bệnh virus trên cá da trơn Bệnh virus trên cá da trơn

Bài viết cung cấp một số thông tin về dấu hiệu bệnh lý, tác nhân gây bệnh, dịch tể học, các phương pháp thu mẫu bệnh phẩm và phương pháp chuẩn đoán bệnh virus

20/09/2018
Phức chất axit hữu cơ canxi – propionic: Thúc đẩy tăng trưởng và tỷ lệ sống cho cá da trơn Phức chất axit hữu cơ canxi – propionic: Thúc đẩy tăng trưởng và tỷ lệ sống cho cá da trơn

Theo kết quả nghiên cứu, phức chất giữa axit hữu cơ propionic và canxi có thể thúc đẩy tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá da trơn

25/12/2018
Phòng, trị bệnh ở cá tra Phòng, trị bệnh ở cá tra

Cá tra giống có biểu hiện ngứa ngáy, nổi từng đàn lên mặt nước, da cá chuyển màu xám, trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục

20/09/2019