Kinh nghiệm nuôi bò sữa cho năng suất cao ở Mỹ

Theo những người nông dân Mỹ, trại bò sữa luôn trong bầu không khí thanh bình, yên tĩnh để tránh stress cho vật nuôi. Chú trọng "sức khỏe, tinh thần" bò sữa là cách tốt nhất để tăng năng suất cho bò sữa.
Bò "vui vẻ, hạnh phúc" sẽ ăn nhiều và nạp đủ chất dinh dưỡng, từ đó năng suất và chất lượng sữa tốt hơn.
Theo thông tin từ báo Người chăn nuôi, tránh việc bò sữa bị stress là cách đơn giản nhất để tăng năng suất bò sữa. Stress ở bò sữa có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxytocin - một hormone quan trọng giúp sản sinh sữa. Bởi vậy khái niệm "bò hạnh phúc" luôn thường trực trong tâm trí người nông dân Mỹ.
Ngành công nghiệp sản xuất sữa tại Callifornia treo khẩu hiệu "Bò hạnh phúc, pho-mat ngon". Đây là kim chỉ nam trong toàn bộ chiến dịch "Sữa California hảo hạng" của tiểu bang này. Với nông dân Mỹ, quan trọng là phải cân bằng được công việc kinh doanh và nhu cầu phục vụ chính đáng của những đàn bò trong trang trại.
Người nuôi bò sữa ở Mỹ là chuyên gia chăm sóc, vỗ về bò sữa. Họ thành thục từ khâu xây dựng chuồng trại tới kiểm soát môi trường nuôi, giúp con vật cảm thấy thoải mái nhất. Nhiều nông dân nuôi bò sữa ở Mỹ tự dựng dàn nhạc phục vụ bò, nhằm tăng năng suất sữa.
Có rất nhiều trang trại bò sữa ở Việt Nam nằm ở những khu vực nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Đây là nguyên nhân số 1 dẫn tới việc giảm năng suất. Bò phải sử dụng quá nhiều năng lượng chỉ để hạ nhiệt làm mát cơ thể (cách duy nhất đó là thở). Do đó thay vì sử dụng năng lượn gchuyển hóa từ thức ăn để sản xuất thêm sữa thì chúng lại phải dùng rất nhiều phần năng lượng tạo ra đó để hạ nhiệt và làm mát cơ thể.
Nếu các hộ biết cách tạo ra môi trường chuồng trại mát mẻ, hiệu quả của quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn sẽ được cải thiện, do đó các hộ có thể thu được nhiều sữa hơn, năng suất, chất lượng sữa đều tăng lên. Các trang trại cần tìm ra giải pháp giảm nhiệt tốt nhất như lắp quạt thông gió loại thông thường trong khu chuồng trại.
Có thể bạn quan tâm

Bê bị ngộ độc nước thường xảy ra vào mùa nóng nực khi uống quá nhiều nước. Bê non dưới 6 tháng tuổi hay bị bệnh này, đặc biệt là bê trong giai đoạn cai sữa. Sau khi uống nhiều nước, bụng phồng to, con vật tỏ ra đau đớn, niêm mạc tím tái, toát mồ hôi, cơ bắp run, nếu bị nặng có thể sùi bọt mép.

Nguyên nhân: do vi trùng Pastuerella Bioseptica, bệnh thường xảy ra cùng với dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu. Ở Lâm Đồng bệnh xảy ra quanh năm do mùa mưa ẩm độ cao, mùa khô trời nóng biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, nguồn nước khan hiếm và bị ô nhiễm,…

Riêng bò sữa (và gia súc nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ dày cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật “ăn” urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dịch chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây bị tiêu hóa và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.

Chuồng trại dùng trong chăn nuôi bò thịt cần đủ để che nắng, mưa, chống gió lùa, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Trâu, bò nhiễm bệnh thường bị sốt nhẹ, phân lẫn máu, số lần đại tiện trong ngày có khi tới 10-15 lần, lượng phân mỗi lần ít, cơ thể mất nước nhanh làm cho da nhăn nheo, gầy yếu. Nếu chậm can thiệp, trâu, bò có thể bị chết sau khi nhiễm bệnh 7- 10 ngày