Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học

Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học
Ngày đăng: 22/01/2015

Nhờ áp dụng phương pháp nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Trần Bảo Minh ở ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc môn, Tp. Hồ Chí Minh đã thu được kết quả cao trong sản xuất.

Qua quá trình nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Minh thấy hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm nổi bật như: chuồng bê hoàn toàn không có mùi hôi thối, phân bê thải ra được xử lý ngay bởi đệm lót. Nếu như trước kia ông nuôi bê trên nền xi măng, đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê vì phân thải ra hàng ngày dính bẩn trên cơ thể, làm cho bê bị dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy, thì nay ông nuôi bê không cần phải tắm.
Ngoài ra, nuôi bê trên đệm lót sinh học, bê được giữ ấm bởi đệm lót nên bê không bị ho. Bê được nuôi trên đệm lót có bộ lông phát triển tốt, không bị rụng lông, không bị viêm rốn như nuôi trên nền xi măng theo cách truyền thống. Nuôi bê theo cách này đã giúp ông tiết kiệm chi phí làm chuồng vì không phải làm nền xi măng và tiết kiệm nhân công chăm sóc bê như: tắm, rửa chuồng và vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
Ông Minh chia sẻ kinh nghiệm làm đệm lót cho bê như sau: Để nuôi 3 con bê, ông làm chuồng có diện tích 9m2 (rộng 1,5m, dài 6m) Nền chuồng bằng đất, xung quanh được xây cao lên 30cm, đổ trấu cao 30cm.
Trước khi đưa bê vào chuồng nuôi 7 ngày, ông ủ 200gr men Balasa No, 1,5kg cám gạo với 20 lít nước, khuấy đều, đậy kín ủ 1 ngày, sau 1 ngày khuấy đều hỗn hợp này và tưới đều lên lớp trấu dày 30cm, sau đó dùng cào đảo đều, ủ lại bằng bạt kín 5 ngày, ngày thứ 6 bỏ bạt và cho bê vào. Bê mới sinh ra được cắt rốn, thoa cồn Iốt đậm đặc; sử dụng bột làm khô và ấm cho bê AdvandDry thoa đều trên khắp cơ thể bê, sau đó cho vào chuồng đệm lót sinh học ngay.
Sau 3 tháng nuôi, đàn bê của ông sinh trưởng và phát triển rất tốt. So sánh với bê cùng sinh ra của hộ bên cạnh nuôi theo cách nuôi truyền thống thì tốc độ tăng trưởng bê của ông cao hơn 20%. Cách làm hiệu quả của ông Minh được nhiều bà con nuôi bò lân cận biết đến và học hỏi, làm theo.
Bà con có nhu cầu tham khảo phương pháp nuôi nuôi bê trên đệm lót sinh học của ông Trần Bảo Minh xin liên hệ với ông theo địa chỉ: Ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 01886761718.


Có thể bạn quan tâm

50 nông dân giỏi được cử dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9 50 nông dân giỏi được cử dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 9

50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX.

05/09/2015
Nông dân điển hình tiên tiến chia sẻ trước giờ vinh danh Nông dân điển hình tiên tiến chia sẻ trước giờ vinh danh

Ngày 3.9, hơn 200 điển hình tiên tiến từ các tỉnh thành trong cả nước đã tề tựu về “điểm hẹn” khách sạn La Thành (Hà Nội). Chưa kịp giũ sạch bụi đường xa, một số đại biểu vẫn vui vẻ chia sẻ với PV Dân Việt.

05/09/2015
Độc đáo sâm nhớ vợ của người Ca Dong Độc đáo sâm nhớ vợ của người Ca Dong

Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

05/09/2015
Tập trung phát triển cây, con bản địa Tập trung phát triển cây, con bản địa

Trò chuyện với chúng tôi, ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tự hào: “Xã Anông chúng tôi đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014. Đây là xã miền núi đạt chuẩn đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Nhờ NTM, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 69,69% năm 2010 xuống còn 39,34% hiện nay.

05/09/2015
Trời nắng vàng, nông dân miền Trung hào hứng thu hoạch lúa Trời nắng vàng, nông dân miền Trung hào hứng thu hoạch lúa

Dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực miền Trung sẽ là nắng ráo, thuận lợi cho nông dân thu hoạch vụ lúa hè thu đang mùa chín rộ.

05/09/2015