Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.
Khi dồn điền, đổi thửa được, sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi. Mặt khác, việc dồn điền, đổi thửa cũng sẽ giúp quy hoạch được đồng ruộng, chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cơ giới hoá trong nông nghiệp được thuận lợi... "Do đó, có thể khẳng định, vai trò của việc dồn điền, đổi thửa có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới" - ông Cương nhấn mạnh.
Với cách nhìn nhận đó, đến nay Hà Nội đã tiến hành dồn điền, đổi thửa được trên 157.000ha, tập trung ở các huyện như Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Qua đó, Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm như:
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa để hưởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia việc dồn điền, đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
+ Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới.
+ Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền, đổi thửa; tiến hành thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa.
+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.

Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.

Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.

Ngoài ra, xã còn có diện tích lớn cây thảo quả, mỗi năm mang về cho người dân thu nhập hàng chục triệu đồng. Thế nhưng, tại vùng đất nhiều tiềm năng ấy, cuộc sống người dân lại rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50% tổng số hộ dân toàn xã.

Nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi trong toàn tỉnh lên 70%; hạ tỷ lệ yếu kém xuống dưới 10% là mục tiêu cụ thể mà các địa phương, ngành chức năng muốn hướng đến từ nay đến năm 2016. Tuy nhiên, để HTX tồn tại và phát triển với chất lượng bền vững thì rất cần một “luồng gió mới” tiếp sức cho HTX.