Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.
Khi dồn điền, đổi thửa được, sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi. Mặt khác, việc dồn điền, đổi thửa cũng sẽ giúp quy hoạch được đồng ruộng, chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cơ giới hoá trong nông nghiệp được thuận lợi... "Do đó, có thể khẳng định, vai trò của việc dồn điền, đổi thửa có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới" - ông Cương nhấn mạnh.
Với cách nhìn nhận đó, đến nay Hà Nội đã tiến hành dồn điền, đổi thửa được trên 157.000ha, tập trung ở các huyện như Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Qua đó, Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm như:
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa để hưởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia việc dồn điền, đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
+ Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới.
+ Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.
+ Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền, đổi thửa; tiến hành thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa.
+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đã được đưa vào nuôi thử nghiệm trong ao nước ngọt trong thời gian từ tháng 6 - 9/2001 tại trại nuôi cá chình ở thị trấn Bạch Ðường, khu Hàn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới đây là kỹ thuật và các kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chúng tôi giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Chỉ vì lợi nhuận cao trước mắt nên bỏ qua quy hoạch cũng như khuyến cáo của các ngành chức năng, người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận đã ồ ạt nuôi ốc hương và phải trả giá bằng thất bại.

Hàng năm toàn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có 146 ha nuôi tôm, tập trung ở các xã Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Châu, Bình Thuận, Bình Dương,... trong những năm qua có một số vùng nuôi tôm đã nhiễm bệnh. Việc nuôi tôm gần đây gặp nhiều trở ngại do nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, tôm nuôi thường bị bệnh chết hàng loạt làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nuôi tôm.

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải- Trà Vinh được thực hiện trên diện tích 200m2.