Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lúa Mùa

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Lúa Mùa
Ngày đăng: 03/08/2013

Sản phẩm thu hoạch của cây lúa là hạt, muốn năng suất lúa cao, chất lượng tốt, giá thành hạ cần bón phân cân đối và hợp lý, đặc biệt là tỷ lệ bón phân giữa đạm và kali. Bón phân cho lúa theo qui luật "2 xanh - 2 vàng" là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cho cây lúa đạt năng suất, chất lượng cao.

Xanh 1: Là bộ lá trên cây lúa có màu xanh đẹp từ lúc gieo mạ (sạ lúa) cho đến kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (khoảng 30-40 ngày sau khi gieo sạ tùy thời gian sinh trưởng từng giống). Giai đoạn này cây lúa cần nhiều lân, đạm, ít kali. Thường bón cho lúa sạ, cấy khoảng 70-80% lượng đạm +1 00% lân + 30-50% kali.

Bón phân cho "Xanh 1" chia ra làm hai lần. Bón lót 100% phân chuồng, phân lân + 30-50% lượng đạm + 20-30% kali và bón thúc sớm đợt 1: 20-30% lượng đạm + 20% lượng kali, giúp cho cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ tập trung. Rút cạn nước hai lần, lần một khoảng 5-7 ngày sau bón thúc đợt 1 khoảng 5 ngày. Lần hai khoảng 7-10 ngày khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu có tác dụng hạn chế cây lúa đẻ nhánh vô hiệu. Tỷ lệ bón cân đối đạm, lân, kali đơn cho lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng, đất cát pha, bạc màu vùng trung du, miền núi phía Bắc là 1N : 1P205 : 1-1,2 K2O tính theo hàm lượng nguyên chất.

Lúa cấy sau 30 ngày cấy, lúa sạ sau 40 ngày sạ không cần phòng trừ các loại sâu, bệnh hại vì giai đoạn sinh trưởng này cây lúa có khả năng đền bù cao về lá và nhánh đẻ nếu bị hại. Riêng rầy nâu truyền bệnh vàng lùn xoắn lá lúa ở những vùng lúa bị bệnh cần phải phòng trừ sớm khi phát hiện thấy rầy xuất hiện.

Vàng 1: Ý nói bộ lá trên cây lúa có màu xanh vàng, chăm sóc bón phân lần 1 (lót) và 2 (thúc đẻ) đúng cách như trình bày phần trên, làm cho bộ lá lúa chuyển từ màu xanh thẫm sang màu lá gừng (màu vàng tranh) vào giai đoạn phân hoá đòng (đứng cái, cứt gián khoảng 40-50 ngày sau cấy, sạ) là đạt yêu cầu.

Xanh 2: Giai đoạn lúa trổ bông có bộ lá đòng gồm lá đòng và 3 lá công năng dưới lá đòng có màu xanh bền sẽ cho năng suất lúa cao. Bón phân lần 3 (bón đón đòng) vào thời kỳ trước khi lúa trổ bông khoảng 30 ngày để đạt tiêu chuẩn bộ lá đòng xanh bền như trên cần căn cứ vào màu sắc của lá lúa để quyết định lượng phân cần bón.

Nếu lá lúa vàng tranh, 1 sào Bắc bộ lúa bón 1-2kg ure + 3-4kg kali. Lá lúa xanh thẫm không bón đạm, bón 4-5kg kali. Phân kali đối kháng với đạm, bón nhiều kali làm giảm hút đạm, lá lúa sẽ từ xanh thẫm do thừa đạm sang màu xanh bền theo ý muốn. Chú ý phòng trừ tốt sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại lúa giai đoạn này.

Vàng 2: Giai đoạn lúa chín đỏ đuôi đến thu hoạch: Chăm sóc thời kỳ này sao cho đảm bảo các chất dinh dưỡng vận chuyển từ lá về hạt được thuận lợi, bộ lá đòng lúa chuyển sang màu vàng rơm là tốt. Chăm sóc bằng cách tháo cạn khô ruộng đến nứt chân chim từ khi lúa đỏ đuôi đến thu hoạch. Chú ý phòng trừ rầy nâu, sâu cắn gié phá hại.


Có thể bạn quan tâm

Ngăn Ngừa Bệnh Lúa Vàng Lùn Và Lùn Xoắn Lá Ngăn Ngừa Bệnh Lúa Vàng Lùn Và Lùn Xoắn Lá

Trong bài viết dưới đây, PGS,TS Thái Duy Ninh không chỉ tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, mà còn đưa ra lời khuyên giúp nông dân đề phòng những bệnh này cho lúa.

09/07/2013
Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Lúa

Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm

18/07/2013
Lưu Ý Gieo Sạ Lúa Mùa Lưu Ý Gieo Sạ Lúa Mùa

Sở dĩ như vậy là do gieo sạ có những ưu điểm vượt trội so với lúa cấy như: Đơn giản hóa việc gieo trồng lúa, giảm sức lao động và chi phí sản xuất. Hơn nữa lại rút ngắn thời gian sinh trưởng và năng suất tăng hơn so với lúa cấy. Gieo sạ bao gồm dùng công cụ kéo tay bằng giàn kéo, gieo vãi tay.

19/07/2013
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao? Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Như Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao?

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh.

25/07/2013
Kỹ Thuật 'Mạ Ném' Kỹ Thuật 'Mạ Ném'

Hiện nay, SX nông nghiệp đang đứng trước tình trạng sức lao động ngày càng thiếu và yếu, nhất là khi vào thời vụ khẩn trương. Đã khó thuê lao động, giá thuê khoán lại rất cao, nhiều nơi phải thuê tới 50-60.000 đ/sào gặt; 65-70.000 đ/sào cấy. Cùng với sự lên giá của các loại vật tư nông nghiệp khác đã làm giảm mức thu nhập của người có ruộng

31/07/2013