Kinh Nghiệm Bón Phân Khi Trồng Sầu Riêng Ở Mỏ Cày (Bến Tre)

Anh Út Lập, ấp Giồng Nâu xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày (Bến Tre) có kinh nghiệm:
Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: Cần bón 5-10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 theo liều lượng và số lần bón như bảng sau:
Giai đoạn đầu cây đã cho trái ổn định: Bón làm 3 lần trong năm như sau:
Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành bón 10-20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 với lượng 2-3 kg hỗn hợp/gốc, tưới nước nhằm tạo bộ lá màu mỡ, sạch sâu bệnh.
Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày, thúc ra hoa bằng phân hỗn hợp với lượng phân cao theo công thức N:P:K:Mg là 10:50:17; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Lần 3: Khi gốc to bằng trái chôm chôm, giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao bằng phân hỗn hợp với lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg là 12:42:17: 2; 02-3 kg hỗn hợp/gốc.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất trái. Nếu sử dụng phân bón lá nhiều đạm sẽ làm giảm phẩm chất trái như cơm bị sượng, bị nhão...
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, bên cạnh việc khẳng định giá trị của sầu riêng, người nông dân còn luôn tìm tòi, học hỏi những cách làm hay, để nâng cao hiệu quả canh tác

Hội nghị phân bón hữu cơ trên cây sầu riêng, tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang với sự tham gia của gần 600 nông dân và đại lý VTNN đến từ các tỉnh thành ĐBSCL.

Bệnh thường gây hại trên lá sầu riêng. Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong.

Để tạo thương hiệu vùng miền cho sầu riêng, huyện đang tiến hành triển khai quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Giống cây sầu riêng ruột đỏ này đã được ươm nhân giống thành công tại khu vực ĐBSCL và sẽ nhân rộng phát triển, trồng ở TP Cần Thơ và một số địa phương