Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ (Hà Giang)
Ngày đăng: 08/12/2014

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Bước vào đầu mùa rét này, các phòng chức năng của huyện chủ động tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm bằng nhiều biện pháp như: Nhốt gia súc của trong chuồng để bảo vệ, che chắn kín quanh chuồng; dự trữ nguồn thức ăn, cung cấp đủ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng; tăng cường thức ăn xanh để vật nuôi có đủ sức chống chịu với thời tiết; theo dõi thường xuyên sức khoẻ của đàn gia súc; nuôi nhốt và không thả rông trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Một số hộ dân đã biết cách cải tạo nền chuồng để giữ ấm, thường xuyên giữ khô ráo, sạch sẽ, dự trữ củi khô làm chất đốt trong những ngày rét để sưởi ấm cho gia súc.

Khi nhiệt độ dưới 120c thì nuôi nhốt và cung cấp thức ăn tại chuồng. So với những năm trước, năm nay ý thức chống rét, đói cho gia súc của người dân trên địa bàn huyện đã thay đổi; Nhiều hộ đã chủ động thu gom, tích trữ rơm từ vụ Mùa, trồng thêm cỏ làm thức ăn cho gia súc đề phòng rét đậm, hệ thống chuồng trại được gia cố, che chắn kỹ hơn, dần hình thành “thói quen” chống đói, chống rét cho gia súc.

Bà Lương Thị Hội, thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn tâm sự: “Gần đây, bà con đã làm nhà chứa rơm để tích trữ làm thức ăn cho đàn gia súc vào mùa Đông. Ở đây, bà con thường làm cây rơm để dự trữ nhưng do vào mùa Đông, mưa nhiều, ẩm ướt nên rơm thường hay bị ẩm mốc, hư hỏng; nên nhà nào có điều kiện cũng làm nhà chứa rơm.

Cách làm này khá tốn kém nhưng hiệu quả, nhà chứa rơm của gia đình làm được 2 năm, tốn gần 3 triệu đồng nhưng rơm khô, không bị mốc, để được lâu hơn”...

Qua trao đổi, ông Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Với tổng đàn gia súc hiện nay trên 18.169, trong đó đàn trâu 6.840 con, bò 11.329 con, ngựa 632 con; huyện rất coi trọng vấn đề bảo toàn số lượng, đảm bảo mọi điều kiện để đàn gia súc sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Quản Bạ là một trong những xã có đàn gia súc lớn ở huyện với trên 1.000 con trâu, bò; thành công nhất là trong hai năm trở lại đây, xã không có trâu, bò bị chết rét, bởi người dân luôn nêu cao ý thức trong lĩnh vực này. Các hộ chăn nuôi gia súc ở các thôn đều đầu tư chuồng trại và che chắn gió cẩn thận khi đêm xuống.

Gia đình ông Lý Quốc Chánh, thôn Nặm Đăm có 6 con bò, mỗi khi bước vào mùa Đông giá rét, ông luôn chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để cho đàn bò của mình không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại gây ra. Sau khi thu hoạch diện tích lúa vụ Mùa, toàn bộ lượng rơm đã được gia đình phơi khô để làm thức ăn dự trữ.

Ông Chánh cho biết: “Ngoài chuồng trại được giữ ấm, gia đình còn trồng 0,2 ha cỏ voi, tích trữ rơm rạ sau khi gặt. Nhiều hộ trong thôn nuôi trâu, bò nhiều không chỉ tận dụng rơm, rạ trong ruộng mà còn đi mua thêm rơm rạ ở các ruộng khác về dự trữ. Bên cạnh việc cho ăn cỏ tự nhiên còn bổ sung thức ăn hỗn hợp gồm rơm khô băm nhỏ, cây chuối thái mỏng trộn lẫn cháo cám, cháo ngô, muối để vật nuôi được bảo đảm nguồn dinh dưỡng”.

Với sự chủ động tích cực của các cấp, các ngành cùng những thay đổi trong tập quán chăn nuôi của bà con, tin rằng trong thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông vùng cao sắp tới, những “đầu cơ nghiệp” sẽ an toàn, béo khỏe bởi những chủ nhân đầy trách nhiệm, góp phần duy trì và tăng tổng đàn, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nguồn bài viết: http://www.baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32669&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Của Các Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Dừa Hiệu Quả Của Các Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Dừa

Mặc dù đã hạn chế phần nào việc đốn bỏ ca cao để trồng các loại cây khác nhưng hiện nhiều nhà vườn vẫn còn e ngại đối với vườn ca cao. Tuy nhiên, hiện có nhiều mô hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.

03/12/2013
Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản Nâng Cao Chất Lượng Bình Tuyển Giống Cây Ăn Quả Đặc Sản

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

25/12/2013
Mủ Cao Su Sụt Giảm Về Giá Và Sản Lượng Mủ Cao Su Sụt Giảm Về Giá Và Sản Lượng

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.

03/12/2013
Triển Vọng Từ Vùng Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Triển Vọng Từ Vùng Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao

Ba năm qua (2010 - 2013), TP. Hà Nội đã xây dựng được 109 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 18.670ha, trên 127.000 hộ tham gia sản xuất.

25/12/2013
Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam Cần Lời Giải Cho Phát Triển Cây Nha Đam

Được biết, cây nha đam bắt đầu được trồng ở tỉnh từ khoảng năm 2002. Đến nay, tổng diện tích nha đam toàn tỉnh trên 260 ha, tập trung chủ yếu ở 2 phường Văn Hải và Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm).

03/12/2013