Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng của mình, anh Khiết tâm sự: Năm 1998 thấy xã hội có nhu cầu cây cảnh, tôi mới bắt đầu làm. Thời gian đầu mới làm, anh cũng nghĩ chỉ làm thử, chơi dăm ba cây sanh, cây đề. Nhưng cứ trồng được cây nào, khách đến chơi lại mua luôn. “Thấy làm chơi mà ăn thật, tôi say cây cảnh luôn từ đó. Có thêm ít tiền vừa bán cây, tôi đi vay thêm vốn ngân hàng hơn 30 triệu đồng về đầu tư làm lớn luôn” - anh Khiết nhớ lại.
Làm tới đâu, anh Khiết thắng lợi tới đó. Từ hộ thuộc diện nghèo trong xã, chỉ sau mấy năm làm cây cảnh, thu nhập của gia đình anh đã đứng đầu trong xã.
Hàng năm, anh đều mang cây cảnh đi triển lãm và dự các cuộc thi cây lớn do Hội Sinh vật cảnh của tỉnh tổ chức và đã nhiều lần anh nhận được bằng khen, huy chương do hội trao tặng. Với thành tích này, năm 2012, anh Khiết đã được Hội Sinh vật cảnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Theo đó, thương hiệu cây cảnh của anh ngày càng lan xa.
Dù 2 năm trở lại đây, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường cây cảnh chững lại, người làm cây thu nhập cũng giảm, nhưng mỗi năm cây cảnh vẫn mang về cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
Anh Khiết chia sẻ: “Trong thời điểm này, muốn làm giàu không khó, quan trọng là phải có đầu óc và biết chọn hướng đi đúng...”
Có thể bạn quan tâm

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ở các làng nghề ven biển, nhiều bà con chuyển sang làm nghề khác do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, nhất là nghề chế biến cá khô. Riêng nghề làm cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm 2 năm trở lại đây không còn nhộn nhịp như những năm trước.

Trong quá trình chăn nuôi gia cầm, việc lựa chọn thức ăn phù hợp, phương thức cho vật nuôi ăn, cách nhận biết và phòng bệnh để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là những vấn đề được người chăn nuôi quan tâm.