Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng của mình, anh Khiết tâm sự: Năm 1998 thấy xã hội có nhu cầu cây cảnh, tôi mới bắt đầu làm. Thời gian đầu mới làm, anh cũng nghĩ chỉ làm thử, chơi dăm ba cây sanh, cây đề. Nhưng cứ trồng được cây nào, khách đến chơi lại mua luôn. “Thấy làm chơi mà ăn thật, tôi say cây cảnh luôn từ đó. Có thêm ít tiền vừa bán cây, tôi đi vay thêm vốn ngân hàng hơn 30 triệu đồng về đầu tư làm lớn luôn” - anh Khiết nhớ lại.
Làm tới đâu, anh Khiết thắng lợi tới đó. Từ hộ thuộc diện nghèo trong xã, chỉ sau mấy năm làm cây cảnh, thu nhập của gia đình anh đã đứng đầu trong xã.
Hàng năm, anh đều mang cây cảnh đi triển lãm và dự các cuộc thi cây lớn do Hội Sinh vật cảnh của tỉnh tổ chức và đã nhiều lần anh nhận được bằng khen, huy chương do hội trao tặng. Với thành tích này, năm 2012, anh Khiết đã được Hội Sinh vật cảnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Theo đó, thương hiệu cây cảnh của anh ngày càng lan xa.
Dù 2 năm trở lại đây, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường cây cảnh chững lại, người làm cây thu nhập cũng giảm, nhưng mỗi năm cây cảnh vẫn mang về cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
Anh Khiết chia sẻ: “Trong thời điểm này, muốn làm giàu không khó, quan trọng là phải có đầu óc và biết chọn hướng đi đúng...”
Có thể bạn quan tâm

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.