Kinh Doanh Cây Cảnh Từ Làm Chơi Đến... Giàu Thật

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng của mình, anh Khiết tâm sự: Năm 1998 thấy xã hội có nhu cầu cây cảnh, tôi mới bắt đầu làm. Thời gian đầu mới làm, anh cũng nghĩ chỉ làm thử, chơi dăm ba cây sanh, cây đề. Nhưng cứ trồng được cây nào, khách đến chơi lại mua luôn. “Thấy làm chơi mà ăn thật, tôi say cây cảnh luôn từ đó. Có thêm ít tiền vừa bán cây, tôi đi vay thêm vốn ngân hàng hơn 30 triệu đồng về đầu tư làm lớn luôn” - anh Khiết nhớ lại.
Làm tới đâu, anh Khiết thắng lợi tới đó. Từ hộ thuộc diện nghèo trong xã, chỉ sau mấy năm làm cây cảnh, thu nhập của gia đình anh đã đứng đầu trong xã.
Hàng năm, anh đều mang cây cảnh đi triển lãm và dự các cuộc thi cây lớn do Hội Sinh vật cảnh của tỉnh tổ chức và đã nhiều lần anh nhận được bằng khen, huy chương do hội trao tặng. Với thành tích này, năm 2012, anh Khiết đã được Hội Sinh vật cảnh phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Theo đó, thương hiệu cây cảnh của anh ngày càng lan xa.
Dù 2 năm trở lại đây, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường cây cảnh chững lại, người làm cây thu nhập cũng giảm, nhưng mỗi năm cây cảnh vẫn mang về cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
Anh Khiết chia sẻ: “Trong thời điểm này, muốn làm giàu không khó, quan trọng là phải có đầu óc và biết chọn hướng đi đúng...”
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...

Trong những năm qua, phong trào trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh ta phát triển mạnh góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 118 nghìn ha rừng trồng và hơn 64 nghìn ha rừng tự nhiên.

Tại các vùng bãi bồi ven sông ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, mùa thu hoạch ớt vụ đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 3. Riêng năm nay, vụ thu hoạch ớt lại bắt đầu từ giữa cuối tháng 2.

Với sản lượng gần 2.000 tấn khoai thương phẩm, bán với giá trên 5.000 đ/kg, mỗi ha nông dân Tân Phước đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng.