Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.
Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mexico 9 tháng đầu năm dự kiến tăng 35%, ước đạt 811 triệu USD. 6 mặt hàng xuất khẩu chính gồm: giày dép, thủy sản, dệt may, linh kiện điện tử điện thoại, cà phê và phụ tùng phương tiện vận tải.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mexico cũng tăng rất cao hơn 115% so với cùng kỳ 2013 ước đạt 175 triệu USD. 3 mặt hàng chính nhập từ Mexico gồm: máy móc thiết bị, linh kiện điện tử và sắt thép phế liệu.
Như vậy, 3 quý đầu năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico dự kiến sẽ đạt được hơn 91% kế hoạch của cả năm và vượt mức kế hoạch bình quân giao cho 3 quý là 143 triệu USD.
Có được kết quả này là do trong thời gian qua chính phủ và doanh nghiệp hai nước đã không ngừng nỗ lực hợp tác khai thác tiềm năng và phát triển thị trường của nhau, đặc biệt là việc khai thông mở ra thị trường cho một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh và một số ngành công nghiệp chiến lược mà Mexico chiếm ưu thế. Kết quả trên cũng tạo cơ sở nền tảng để có thể sớm tiến tới thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác phát triển thương mại và công nghiệp giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm quan hệ song phương trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.