Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Tăng Trong 5 Tháng Đầu Năm

Theo Cục Thống kê tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 5-2013 thực hiện được 81,4 triệu USD tăng 13,8% so tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thực hiện được 376,7 triệu USD tăng 23,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 56 triệu USD tăng 11,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 159,5 triệu USD giảm 8,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 161,2 triệu USD tăng 103,9%.
Riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện được 36,8 triệu USD tăng 19,8% so tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, trị giá hàng nhập khẩu thực hiện 174,7 triệu USD tăng 58,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 16 triệu USD giảm 24,3%; kinh tế ngoài nhà nước được 57,5 triệu USD tăng 56%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 101,2 triệu USD tăng 94%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo, thủy sản, may mặc, rau quả... Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh góp phần tăng trị giá xuất khẩu của tỉnh như: Mặt hàng giày dép các loại 5 tháng đầu năm 2013 đạt 68,1 triệu USD bằng gấp 3,8 lần so cùng kỳ; sản phẩm bằng plastic đạt 41,7 triệu USD bằng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước…
Có thể bạn quan tâm

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

Nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2015 và trúng mùa khi hầu hết các trà lúa hè thu sớm thu hoạch cho năng suất rất cao. Nông dân cũng đang có nhiều thuận lợi trong thu hoạch lúa nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng…

Hiện nay, phong trào trồng rừng tràm đang lan rộng. Nhiều địa phương ở Đồng Nai, như: Trảng Bom, Vĩnh Cửu… đã hình thành nên những làng sản xuất giống cây tràm. Đa số các cơ sở này đều hình thành tự phát do nhu cầu mua giống trồng rừng tràm trong dân không ngừng tăng cao.

Gia Lai có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, hồ tiêu, cà phê, điều… Với tiềm năng thuận lợi đó, trong những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày.