Kim Ngạch Xuất, Nhập Khẩu Tăng Trong 5 Tháng Đầu Năm

Theo Cục Thống kê tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 5-2013 thực hiện được 81,4 triệu USD tăng 13,8% so tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thực hiện được 376,7 triệu USD tăng 23,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 56 triệu USD tăng 11,2%; kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 159,5 triệu USD giảm 8,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 161,2 triệu USD tăng 103,9%.
Riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện được 36,8 triệu USD tăng 19,8% so tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, trị giá hàng nhập khẩu thực hiện 174,7 triệu USD tăng 58,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện được 16 triệu USD giảm 24,3%; kinh tế ngoài nhà nước được 57,5 triệu USD tăng 56%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 101,2 triệu USD tăng 94%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo, thủy sản, may mặc, rau quả... Hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển mạnh góp phần tăng trị giá xuất khẩu của tỉnh như: Mặt hàng giày dép các loại 5 tháng đầu năm 2013 đạt 68,1 triệu USD bằng gấp 3,8 lần so cùng kỳ; sản phẩm bằng plastic đạt 41,7 triệu USD bằng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước…
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng phá mía để chuyển sang cây trồng khác đang là một thực trạng diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.

Các nhà vườn trồng nho cho biết, tình trạng khan hiếm nho là khó tránh khỏi khi nhiều tháng nay, nắng hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận.

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013, qua 2 năm, 13 tỉnh ĐBSCL bắt tay thực hiện đến nay đã đạt được nhiều thành công nhất định.

Liên tiếp là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ trồng rừng mới, với độ che phủ đạt 64%, song hiện nay tỉnh Tuyên Quang bị “tố” vì các dự án trồng rừng kém hiệu quả, nhiều nơi đã lợi dụng trồng mới để... phá rừng.