Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Hiện tôm hùm loại 1 trên thị trường được thu mua với giá dao động từ 1,35 triệu - 1,4 triệu đồng/kg. Trong khi đó, vào thời điểm này năm ngoái, tôm hùm xuất khẩu có giá 1,8 triệu - 1,9/kg.
Ông Nguyễn Ngọc Huy, một chủ lồng tôm hùm tại đảo Bình Ba (TP. Cam Ranh) cho biết chưa năm nào tôm hùm “rớt” giá như năm nay. Thông thường, tôm chỉ giảm giá đột ngột ngay đầu vụ xuất bán, nhưng về sau tôm tăng giá.
Những năm trước, người nuôi tiên lượng được “quy luật” tăng giá này nên cầm cố nuôi tôm đến cuối vụ, chờ giá cao mới xuất bán. Thế nhưng, với giá như hiện nay, nếu xuất bán thì mỗi kg tôm, người nuôi thua lỗ khoảng 500.000 đồng; nếu tính cả chi phí nuôi trong những tháng chờ giá lên thì người nuôi lỗ nặng.
Qua tìm hiểu, nguyên nhân tôm giảm giá là do phía các nhà thu mua phía Trung Quốc giảm giá mua. Tuy nhiên, tôm giảm giá ngay giữa cuối vụ là điều chưa từng xảy ra. Theo các chuyên gia, tôm hùm chủ yếu nuôi ở Phú Yên và Khánh Hòa. Hàng năm có đến gần 90% lượng tôm xuất khẩu qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nếu xuất theo con đường này sẽ không đảm bảo được giá ổn định và dễ dàng bị thương lái ở thị trường tiêu thụ thao túng giá.
Điều này đã và đang xảy ra nhưng chưa có biện pháp nào khắc phục. Hiện Khánh Hòa khuyến cáo doanh nghiệp nên xuất tôm bằng chính ngạch, để ổn định giá cả.
Có thể bạn quan tâm

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả, nguyên nhân do giá bán máy còn quá cao (bao gồm cả máy kéo khoảng 500 triệu đồng), trong khi thời gian hoạt động của máy san đất chỉ vài ngày sau thu hoạch vụ lúa đông xuân nên nông dân ngại đầu tư vì chậm thu hồi vốn.

Những năm gần đây xã Tam Đa vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phù Cừ (Hưng Yên) nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn xã, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, bộ mặt làng quê khang trang đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.