Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với sản lượng xuất khẩu càphê tháng Một chỉ ước đạt 100.000 tấn và giá trị ước đạt 202 triệu USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên, trong tháng Một, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 412 triệu USD và giảm tới 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo cũng đang rơi vào tình trạng giảm mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng Một chỉ ước đạt 312.000 tấn với trị giá khoảng 152 triệu USD, giảm đến 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm trước.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su, tăng tới 70,5% về khối lượng nhưng lại giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Một đạt 109.000 tấn, giá trị đạt 112 triệu USD.
Trong khi đó, các ngành hàng như chè, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn duy trì được mức tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tháng Một của ngành chè tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị; ngành sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 7,9% về lượng và tăng 12,8% về giá trị…
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.