Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Tháng Một Giảm Gần 14%

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước ước đạt 1,95 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…
Cụ thể, giảm mạnh nhất là ngành hàng càphê, giảm 28,9% về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014 với sản lượng xuất khẩu càphê tháng Một chỉ ước đạt 100.000 tấn và giá trị ước đạt 202 triệu USD.
Tiếp theo đó là sự sụt giảm mạnh đối với ngành hàng thủy sản. Ngành hàng thủy sản trước giờ vẫn được xem là điểm sáng trong kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của cả nước, tuy nhiên, trong tháng Một, giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 412 triệu USD và giảm tới 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngành hàng gạo cũng đang rơi vào tình trạng giảm mạnh cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng Một chỉ ước đạt 312.000 tấn với trị giá khoảng 152 triệu USD, giảm đến 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm trước.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng, song lại sụt giảm về giá trị như cao su, tăng tới 70,5% về khối lượng nhưng lại giảm 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Một đạt 109.000 tấn, giá trị đạt 112 triệu USD.
Trong khi đó, các ngành hàng như chè, hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn vẫn duy trì được mức tăng trưởng. So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tháng Một của ngành chè tăng 1,4% về lượng và tăng 5,7% về giá trị; ngành sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 7,9% về lượng và tăng 12,8% về giá trị…
Có thể bạn quan tâm

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Iceland không phải thành viên của EU nên được XK vào Nga. Phía Iceland có các nhà cung cấp trong khi nhu cầu mua mới xuất hiện ở Nga. Các mặt hàng XK chính của Iceland sang Nga là thủy sản và sản phẩm từ cá, và Iceland hy vọng việc cung cấp sản phẩm này phát triển.

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.