Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua tăng 9,6%

Tính chung 9 tháng của năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014
Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 82,2 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 68,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; tính cả dầu thô ước đạt 85,2 tỷ USD, tăng 15,8%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao là: dệt may đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,6%; da giầy đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; điện thoại và các linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34%; máy tính và linh kiện điện tử đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước...
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng 19,6%, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%, chiếm tỷ trọng 10,4%; EU, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng khoảng 18,9%...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 của cả nước ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước; trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 8,4 tỷ USD, tăng 2,5%. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong 9 tháng năm 2015 gồm: xăng dầu đạt 7,1 triệu tấn, tăng 7,5% về lượng; sắt thép các loại 11,5 triệu tấn, tăng 41,5% về lượng; phân bón 3,2 triệu tấn, tăng 8,4% về lượng; máy móc thiết bị đạt 20,9 triệu USD, tăng 30% về kim ngạch; máy tính và linh kiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 31% về kim ngạch…
Về thị trường nhập khẩu, 9 tháng năm 2015, nhập khẩu từ châu Á chiếm khoảng 80,2% tổng kim ngạch nhập khẩu…
Như vậy, trong 9 tháng qua, nền kinh tế nhập siêu khoảng 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.

Sau thắng lợi của vụ đậu đen năm trước, vụ Đông Xuân này nông dân các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã chủ động mở rộng diện tích đậu đen lên tổng số khoảng 530 ha, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Thuận với 265 ha, Vĩnh Kim 135 ha… Tuy nhiên, do nắng hạn, phần lớn diện tích đậu đen bị mất mùa.

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã thực hiện mô hình “Tổ hợp tác sản xuất chè vụ đông có sử dụng công nghệ tưới phun mưa tự động”. Đây là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và mang lại hiệu quả cao.