Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Đạt Hơn 479 Triệu USD

Sáng nay (14/11), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2013 -2014 và triển khai nhiệm vụ niên vụ cà phê 2014 – 2015.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong niên vụ 2013 -2014 giá cà phê không tăng so với niên vụ trước, thị trường cà phê thế giới ổn định tạo thuận lợi cho người trồng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh cà phê.
Trong niên vụ cà phê 2013 -2014, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 203.561 ha, tăng 1.539 ha so với niên vụ trước, năng suất bình quân đạt 2,43 tấn/ha, tăng 0,25 tấn/ha; tổng sản lượng cà phê nhân xô đạt 462.433 tấn, tăng 50.251 tấn so với niên vụ trước. Trong niên vụ qua, việc sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận được đẩy mạnh, hiện có hơn 40.959 nông dân tham gia sản xuất có chứng nhận với diện tích 61.458 ha, tổng sản lượng 271.153 tấn.
Về tái canh cà phê, tính đến thời điểm này đã tái canh 10.616 ha cà phê, trong đó năm 2013 tái canh 3.643 ha, năm 2014 tái canh 2.500 ha. Đến nay có hơn 50% diện tích cà phê đã ký kết xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng quy trình phát triển cà phê bền vững từ đó hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã liên kết giữa các hộ nông dân trồng và chế biến cà phê bền vững, bước đầu mang lại một số thành công nhất định.
Trong niên vụ 2013 - 2014, xuất khẩu cà phê đạt 229.988 tấn, tăng 5.745 tấn so với niên vụ 2012 -2013 ( tăng 2,3%), chiếm tỷ trọng 15,3% so với cả nước, kim ngạch đạt hơn 479 triệu USD, tăng hơn 16 triệu USD so với niên vụ trước.
Cà phê Đắk Lắk xuất khẩu sang hơn 60 nước trên thế giới, thị trường có kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất trong niên vụ 2013 - 2014 là Đức với hơn 66,5 triệu USD, Nhật Bản với hơn 53 triệu USD, Thụy Sỹ hơn 43,4 triệu USD…có 29 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 triệu USD, trong đó có 29 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD.
Hiện nay, tỉnh đã thu hút được 15 dự án đầu tư vào ngành chế biến cà phê với tổng vốn đầu tư 5.392 tỷ đồng. Các nhà máy chế biến cà phê hoạt động hiệu quả, đã hình thành các điểm thu mua cà phê tại cơ sở, mua trực tiếp của người sản xuất cà phê, hạn chế mua qua khâu trung gian, tránh tình trạng ép cân, ép giá như trước đây…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê như: những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế đối với mặt hàng cà phê; tình hình vay vốn sản xuất, kinh doanh cà phê; khó khăn của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cà phê; cơ hội, thách thức đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê…
Về nhiệm vụ triển khai niên vụ cà phê 2014 – 2015, UBND tỉnh vẫn giữ quan điểm không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung thâm canh, tái canh nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Trong niên vụ tới, diện tích cà phê toàn tỉnh dự kiến đạt 203.000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 191.000 ha, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha, tổng sản lượng cà phê nhân khô dự kiến đạt 450.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau còn diễn biến phức tạp và hiện đang có xu hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau.

Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.