Kim Ngạch Xuất Khẩu 11 Tháng Ước Đạt 797 Triệu USD

Trong tháng 11/2014, lúa thu đông trong tỉnh đã thu hoạch được gần 100.700ha, đạt 82,22% diện tích xuống giống, năng suất bình quân ước đạt 657.334 tấn. So với vụ lúa thu đông năm 2013, năm nay giảm cả về diện tích và sản lượng, do một số diện tích lúa vụ hè thu năm 2014 thu hoạch trễ, nên nông dân không xuống giống vụ thu đông mà chuyển qua xuống giống vụ đông xuân sớm; do một số diện tích trồng lúa được nông dân chuyển qua trồng các loại cây hoa màu có hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúa đông xuân sớm đã xuống giống được 94.000ha, đạt 45,9% kế hoạch.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều thuận lợi, giá bán sản phẩm đứng ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi đó, giá thức ăn tương đối ổn định không biến động nhiều, dịch bệnh được kiềm soát. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 40.150 tấn, tăng 1,20% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng cá tra đạt 33.120 tấn. Giá cá tra hiện nay dao động ở mức 23.500 - 24.000 đồng/kg: người nuôi có lợi nhuận.
Sản xuất công nghiệp trong tháng tiếp tục ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2013. Một số công trình gặp khó khăn ở khâu giải phóng mặt bằng, phần lớn là khâu bồi thường giải tỏa cho các hộ trong vùng dự án làm cho tiến độ thi công bị chậm, không đúng theo kế hoạch. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện 11 tháng năm 2014, đạt 3.550 tỷ đồng, kể cả vốn thực hiện của cầu Cao Lãnh và Vàm Cống thuộc nguồn vốn Trung ương là 1.630,9 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2014 ước đạt 797 triệu USD, tăng 6,50% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi đó kim ngạch nhập khẩu ước đạt 576 triệu USD, tăng 23,60% so với cùng kỳ.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB9/Kim_ngach_xuat_khau_11_thang_uoc_dat_797_trieu_USD.aspx
Có thể bạn quan tâm

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

Sáng ngày (15/5), tại TP.Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối thương mại với tỉnh Hải Dương nhằm tìm giải pháp để tiêu thụ vải thiều của tỉnh này đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ.