Kim cương ba nhất

Vừa qua, UBND xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phối hợp Cty CP Giống cây trồng Nam An (Cty CP Giống cây trồng miền Nam - SSC) đã tổ chức hội thảo đầu bờ SX thử giống lúa thuần Kim cương 111 trên diện tích 1 ha.
Ông Nguyễn Hữu Tâm, Bí thư Đảng ủy xã cho hay, những năm trước đồng ruộng ở Quảng Vọng gieo cấy rất nhiều loại giống, cả lai lẫn thuần.
Cũng do mỗi hộ dân SX mỗi kiểu nên ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch và đầu ra sản phẩm.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, xã Quảng Vọng xây dựng đề án giảm dần diện tích SX lúa lai, lựa chọn các bộ giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao đưa vào gieo cấy, trong đó có giống lúa Kim cương 111.
“Mặc dù đây là giống mới, đang trong giai đoạn SX thử nhưng qua theo dõi vụ ĐX 2014-2015 và HT - mùa 2015, chúng tôi thấy đây là giống lúa phù hợp với đồng đất Quảng Vọng.
Cây cứng, chống tổ tốt, kháng được bệnh bạc lá và nhiễm rầy nhẹ.
Đặc biệt, vụ HT 2015 thời tiết có phần thuận lợi nên 5/9 hộ dân không phun thuốc BVTV lúa vẫn sạch sâu bệnh.
Đây là tín hiệu đáng mừng để chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích SX giống Kim cương 111”, ông Tâm nói.
Theo báo cáo đánh giá của UBND xã Quảng Vọng, lúa Kim cương 111 có TGST ngắn hơn giống đối chứng 7 ngày (125 ngày) nên rất phù hợp SX vụ HT - mùa, đặc biệt là những vùng né tránh thiên tai, lũ lụt.
Năng suất bình quân đạt 3 - 3,2 tạ/sào (quy khô), cá biệt một số ruộng thâm canh tốt có thể đạt 3,5 tạ/sào.
Bà Nguyễn Thị Giang ở thôn 3 làm 2 sào giống Kim cương 111.
Trước, diện tích này bà cấy cả lúa lai và lúa thuần, tuy nhiên năng suất thu hoạch chỉ đạt 3,3 - 3,5 tạ/sào (lúa lai); gần 3 tạ/sào (lúa thuần).
“Vụ HT – mùa vừa rồi được Cty Nam An hỗ trợ giống và ký cam kết thu mua lúa sau khi gặt nên tôi cũng đánh liều theo bà con cấy thử, không ngờ thu hoạch đạt ngoài mong đợi.
Bình quân 2 sào thu gần 6,5 tạ lúa, bán với giá 7.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí tôi còn lãi gần 2 triệu đồng”, bà Giang cho hay.
Được biết, vụ ĐX 2015 – 2016 xã Quảng Vọng dự kiến SX 180 ha lúa, trong đó, phấn đấu gieo cấy 50 ha giống lúa Kim cương 111.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.