Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kim cương ba nhất

Kim cương ba nhất
Ngày đăng: 30/10/2015

Vừa qua, UBND xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phối hợp Cty CP Giống cây trồng Nam An (Cty CP Giống cây trồng miền Nam - SSC) đã tổ chức hội thảo đầu bờ SX thử giống lúa thuần Kim cương 111 trên diện tích 1 ha.

Ông Nguyễn Hữu Tâm, Bí thư Đảng ủy xã cho hay, những năm trước đồng ruộng ở Quảng Vọng gieo cấy rất nhiều loại giống, cả lai lẫn thuần.

Cũng do mỗi hộ dân SX mỗi kiểu nên ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch và đầu ra sản phẩm.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, xã Quảng Vọng xây dựng đề án giảm dần diện tích SX lúa lai, lựa chọn các bộ giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao đưa vào gieo cấy, trong đó có giống lúa Kim cương 111.

“Mặc dù đây là giống mới, đang trong giai đoạn SX thử nhưng qua theo dõi vụ ĐX 2014-2015 và HT - mùa 2015, chúng tôi thấy đây là giống lúa phù hợp với đồng đất Quảng Vọng.

Cây cứng, chống tổ tốt, kháng được bệnh bạc lá và nhiễm rầy nhẹ.

Đặc biệt, vụ HT 2015 thời tiết có phần thuận lợi nên 5/9 hộ dân không phun thuốc BVTV lúa vẫn sạch sâu bệnh.

Đây là tín hiệu đáng mừng để chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích SX giống Kim cương 111”, ông Tâm nói.

Theo báo cáo đánh giá của UBND xã Quảng Vọng, lúa Kim cương 111 có TGST ngắn hơn giống đối chứng 7 ngày (125 ngày) nên rất phù hợp SX vụ HT - mùa, đặc biệt là những vùng né tránh thiên tai, lũ lụt.

Năng suất bình quân đạt 3 - 3,2 tạ/sào (quy khô), cá biệt một số ruộng thâm canh tốt có thể đạt 3,5 tạ/sào.

Bà Nguyễn Thị Giang ở thôn 3 làm 2 sào giống Kim cương 111.

Trước, diện tích này bà cấy cả lúa lai và lúa thuần, tuy nhiên năng suất thu hoạch chỉ đạt 3,3 - 3,5 tạ/sào (lúa lai); gần 3 tạ/sào (lúa thuần).

“Vụ HT – mùa vừa rồi được Cty Nam An hỗ trợ giống và ký cam kết thu mua lúa sau khi gặt nên tôi cũng đánh liều theo bà con cấy thử, không ngờ thu hoạch đạt ngoài mong đợi.

Bình quân 2 sào thu gần 6,5 tạ lúa, bán với giá 7.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí tôi còn lãi gần 2 triệu đồng”, bà Giang cho hay.

Được biết, vụ ĐX 2015 – 2016 xã Quảng Vọng dự kiến SX 180 ha lúa, trong đó, phấn đấu gieo cấy 50 ha giống lúa Kim cương 111.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

14/01/2015
Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

14/01/2015
Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

14/01/2015
Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.

14/01/2015
17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn 17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.

14/01/2015