Kiều Nữ Chân Dài Dễ Bán

Khô nhái hay còn được gọi với tên mỹ miều là: “Kiều nữ chân dài” là loại đặc sản độc đáo được hình thành hơn 3 năm nay tại huyện Tịnh Biên (An Giang).
Anh Võ Văn Liền, người đầu tiên làm nghề này ở huyện Tịnh Biên cho biết, cách làm khô nhái học được từ các tiểu thương ở Campuchia.
Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.
Loại khô này đang là món “khoái khẩu” của các nhà hàng, khách sạn và dân ăn nhậu sành điệu ở miền tây hiện nay.
Anh Liền cho biết thêm: Để có nhái phơi khô bán cho thương lái thì anh đã đặt hàng với nhiều người soi nhái ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Giá nhái sống anh thu mua dao động từ 40.000 – 50.000đ/kg/tùy theo loại lớn hay nhỏ. Sau đó, anh thuê khoảng 8 hộ lột da nhái. Nhờ vậy, các hộ này cũng có thêm phần thu nhập.
Làng làm khô nhái ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên có gần 10 hộ tham gia sản xuất, bình quân mỗi ngày các hộ này thu mua khoảng 400kg nhái tươi (con nhái còn sống). Sau đó đưa cho những người làm thuê cắt, lột da nhái và chuyển sang rửa sạch rồi ướp gia vị, đem phơi nắng hai ngày là có thể sử dụng được.
Thông thường khách mua về chiên ăn vì nó giòn và có hương vị đặc biệt thơm ngon. Theo nhiều người trong nghề cho biết, cách làm khô này không khó nhưng cần sự cần mẫn trong việc lột da nhái (do con nhái nhỏ) và việc ướp gia vị. Do vậy, mỗi sáng sớm là các hộ chế biến đã thu mua nhái sống từ khắp nơi mang về nhà. Toàn xã Vĩnh Trung có trên 60 hộ sống chủ yếu dựa vào việc lột da nhái thuê. Chủ khô nhái trả 3.000đ/kg nhái lột xong da.
Do con nhái là loài vật hoang dã sống trong ruộng đồng nên ai chịu khó đi bắt cũng kiếm được từ 300.000 đến 400.000đ/đêm. Vì vậy, nghề này ngày càng phát triển và thương hiệu vang xa.
Có thể bạn quan tâm

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.

Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.